Ví dụ tình huống đe dọa tính độc lập của kiểm toán viên A270.1 được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ.
VÍ DỤ VỀ CÁC TÌNH HUỐNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỤ THỂ LÀM PHÁT SINH NGUY CƠ ĐE DỌA TÍNH ĐỘC LẬP VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ |
Các tình huống và mối quan hệ |
Có |
Không |
Ví dụ biện pháp bảo vệ tính độc lập (lựa chọn phù hợp với từng cuộc kiểm toán) |
1. Lợi ích tài chính (phát sinh nguy cơ tư lợi) |
|||
– Thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc DNKiT có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu tại khách hàng kiểm toán. |
|
Không được phép (- Thành viên có nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập không được phép tham gia nhóm kiểm toán; – Thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc DNKiT chuyển nhượng, tất cả lợi ích tài chính trực tiếp hoặc một phần đáng kể lợi ích tài chính gián tiếp để phần lợi ích tài chính còn lại là không đáng kể). |
|
– Thành viên có quan hệ gia đình gần gũi của thành viên nhóm kiểm toán có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm toán. |
– Thành viên có quan hệ gia đình gần gũi chuyển nhượng, ngay khi có thể, tất cả lợi ích tài chính trực tiếp hoặc một phần đáng kể lợi ích tài chính gián tiếp để phần lợi ích tài chính còn lại là không đáng kể; – Mời một KTV chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc của thành viên đó của nhóm kiểm toán; hoặc – Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán. |
||
– Thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc DNKiT có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong một đơn vị có quyền kiểm soát đối với khách hàng kiểm toán mà khách hàng kiểm toán này lại có ảnh hưởng đáng kể với đơn vị đó. |
Không được phép (- Thành viên có nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập không được phép tham gia nhóm kiểm toán – Thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc DNKiT chuyển nhượng, tất cả lợi ích tài chính trực tiếp hoặc một phần đáng kể lợi ích tài chính gián tiếp để phần lợi ích tài chính còn lại là không đáng kể). |
||
– Thành viên BGĐ khác ngoài Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc có lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm toán. |
Không được phép (- Thành viên BGĐ khác ngoài Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ chuyển nhượng tất cả lợi ích tài chính trực tiếp hoặc một phần đáng kể lợi ích tài chính gián tiếp để phần lợi ích tài chính còn lại là không đáng kể). |
||
– Các Thành viên BGĐ khác và các nhân sự cấp quản lý cung cấp dịch vụ không phải là dịch vụ kiểm toán cho khách hàng kiểm toán (trừ những người tham gia không đáng kể), hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ, nắm giữ lợi ích tài chính trực tiếp hoặc lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm. |
Không được phép (- Các Thành viên BGĐ khác và các nhân sự cấp quản lý cung cấp dịch vụ không phải là dịch vụ kiểm toán cho khách hàng kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ chuyển nhượng tất cả lợi ích tài chính trực tiếp hoặc một phần đáng kể lợi ích tài chính gián tiếp để phần lợi ích tài chính còn lại là không đáng kể). |
||
– Thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc DNKiT có lợi ích trong một đơn vị và khách hàng kiểm toán cũng có lợi ích tài chính trong đơn vị này, và lợi ích đó là trọng yếu đối với 1 trong 2 bên và khách hàng kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị này. |
– Chuyển nhượng toàn bộ lợi ích; hoặc – Chuyển nhượng một phần lợi ích, sao cho phần còn lại là không đáng kể.
|
||
– Thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc DNKiT có lợi ích tài chính trong một đơn vị mà Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc chủ sở hữu của khách hàng kiểm toán cũng được biết là có lợi ích tài chính trong đơn vị đó. |
– Rút thành viên có lợi ích tài chính ra khỏi nhóm kiểm toán; hoặc – Mời một KTV chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc của thành viên đó. |
||
– Thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ hoặc DNKiT hoặc Thành viên BGĐ khác, các nhân sự cấp quản lý cung cấp dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán và thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ được ủy thác nắm giữ lợi ích tài chính trực tiếp hoặc lợi ích tài chính gián tiếp trọng yếu trong khách hàng kiểm toán. |
Không được phép (Rút các thành viên có khả năng ảnh hưởng đến tính độc lập ra khỏi nhóm kiểm toán hoặc không được giữ trách nhiệm ủy thác đó nữa (trừ khi bên được ủy thác không được hưởng lợi từ bên ủy thác, … xem đoạn 290.114 Chuẩn mực ĐĐNN). |
||
2. Các khoản cho vay và bảo lãnh (phát sinh nguy cơ tư lợi) |
|||
– Thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với họ hay DNKiT được cho vay hoặc bảo lãnh vay từ khách hàng kiểm toán là một ngân hàng hay tổ chức tương tự và khoản cho vay hoặc bảo lãnh vay không được thực hiện theo các thủ tục, điều khoản và điều kiện cho vay thông thường. |
Không được phép (Rút các thành viên có khả năng ảnh hưởng đến tính độc lập ra khỏi nhóm kiểm toán hoặc DNKiT không được chấp nhận khoản cho vay hoặc bão lãnh đó nữa). |
||
– DNKiT vay từ khách hàng kiểm toán là một ngân hàng hay tổ chức tương tự theo các thủ tục, điều khoản và điều kiện cho vay thông thường nhưng khoản vay này là trọng yếu đối với khách hàng kiểm toán hoặc DNKiT. |
Sắp xếp một KTV hành nghề từ một công ty trong mạng lưới không tham gia vào cuộc kiểm toán cũng như không nhận khoản vay thực hiện soát xét lại công việc. |
||
– Thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với họ hay DNKiT nhận khoản vay hoặc bảo lãnh vay từ khách hàng kiểm toán mà không phải là ngân hàng hay một tổ chức tương tự (trừ trường hợp khoản vay hoặc bảo lãnh vay đó không đáng kể đối với cả hai bên). |
Không được phép (Rút các thành viên có khả năng ảnh hưởng đến tính độc lập ra khỏi nhóm kiểm toán hoặc không được chấp nhận khoản cho vay hoặc bão lãnh đó nữa). |
||
– Thành viên nhóm kiểm toán, thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với họ hay DNKiT cho vay hoặc bảo lãnh vay cho khách hàng kiểm toán (trừ trường hợp khoản vay hoặc bảo lãnh vay đó không đáng kể đối với cả hai bên). |
Không được phép (Rút các thành viên có khả năng ảnh hưởng đến tính độc lập ra khỏi nhóm kiểm toán hoặc không được thực hiện khoản cho vay hoặc bão lãnh đó nữa). |
||
3. Các mối quan hệ kinh doanh (phát sinh nguy cơ tư lợi/ bị đe dọa) |
|||
– DNKiT, thành viên nhóm kiểm toán hoặc thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ có mối quan hệ kinh doanh mật thiết với khách hàng kiểm toán hoặc BGĐ của khách hàng phát sinh từ mối quan hệ thương mại hoặc lợi ích tài chính chung (trừ khi lợi ích tài chính là không đáng kể và mối quan hệ kinh doanh là không quan trọng đối với DNKiT và khách hàng kiểm toán hoặc BGĐ của khách hàng), như: + Có lợi ích tài chính trong một DN liên doanh với khách hàng hoặc chủ sở hữu, Giám đốc, nhân viên cao cấp hoặc cá nhân khác có quyền thực hiện các hoạt động quản lý cấp cao của khách hàng đó; + Thỏa thuận kết hợp một hoặc nhiều dịch vụ hoặc sản phẩm của DNKiT với một hoặc nhiều dịch vụ hoặc sản phẩm của khách hàng và quảng bá gói sản phẩm này ra thị trường dưới danh nghĩa của cả hai bên; + Các thỏa thuận về phân phối hoặc tiếp thị, theo đó, DNKiT phân phối hoặc tiếp thị dịch vụ hoặc sản phẩm của khách hàng, hoặc khách hàng phân phối hoặc tiếp thị dịch vụ hoặc sản phẩm của DNKiT. |
– Rút thành viên có nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập ra khỏi nhóm kiểm toán; – Chấm dứt hoặc giảm quy mô giao dịch kinh doanh giữa khách hàng và nhóm kiểm toán cho đến khi mối quan hệ kinh doanh là không quan trọng và lợi ích tài chính là không đáng kể. |
||
4. Các mối quan hệ cá nhân và mối quan hệ gia đình (phát sinh nguy cơ tư lợi, quen thuộc, bị đe dọa) |
|||
– Thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với thành viên nhóm kiểm toán hiện đang là: (a) Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán; hoặc (b) Nhân viên của khách hàng kiểm toán nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập BCTC mà DNKiT sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán trong thời gian thực hiện HĐKiT hoặc trong kỳ lập BCTC. |
Thành viên có nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập không được phép tham gia nhóm kiểm toán. |
||
– Thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp với thành viên nhóm kiểm toán là nhân viên của khách hàng giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh hoặc lưu chuyển tiền tệ của khách hàng. |
– Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán; hoặc – Phân công lại trách nhiệm trong nhóm kiểm toán để thành viên đó không phụ trách các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp của họ. |
||
– Thành viên có quan hệ gia đình gần gũi với thành viên nhóm kiểm toán là: (a) Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán; hoặc (b) Nhân viên của khách hàng kiểm toán nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập BCTC mà DNKiT sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán. |
– Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán; hoặc – Phân công lại trách nhiệm trong nhóm kiểm toán để thành viên đó không phụ trách các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của thành viên có quan hệ gia đình gần gũi của họ. |
||
– Thành viên nhóm kiểm toán có mối quan hệ gần gũi với người không phải là thành viên có quan hệ gia đình trực tiếp hoặc gần gũi của họ nhưng là: (i) Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán; hoặc là (ii) Nhân viên của khách hàng kiểm toán nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập BCTC mà DNKiT sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán. |
– Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán; hoặc – Phân công lại trách nhiệm trong nhóm kiểm toán để thành viên đó không phụ trách các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của người mà thành viên đó có quan hệ gần gũi.
|
||
– Có mối quan hệ cá nhân hay quan hệ gia đình giữa (i) Thành viên BGĐ hoặc nhân viên chuyên nghiệp của DNKiT không thuộc nhóm kiểm toán; và (ii) Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc nhân viên khác của khách hàng kiểm toán nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập BCTC mà DNKiT sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán. |
– Phân công lại trách nhiệm của Thành viên BGĐ và nhân viên chuyên nghiệp của DNKiT để làm giảm ảnh hưởng có thể có đối với cuộc kiểm toán; hoặc – Cử KTV chuyên nghiệp khác soát xét lại các công việc kiểm toán đã thực hiện. |
||
5. Làm việc cho khách hàng kiểm toán (phát sinh nguy cơ quen thuộc, bị đe dọa) |
|||
Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng: xem đoạn 290.137-290.139 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán |
|||
– Thành viên trước đây của nhóm kiểm toán hoặc của BGĐ DNKiT hiện đang giữ vị trí tương đương tại khách hàng kiểm toán nhưng không có mối liên hệ đáng kể với DNKiT. |
– Điều chỉnh lại kế hoạch kiểm toán; – Phân công vào nhóm kiểm toán một thành viên có kinh nghiệm phù hợp để làm việc với thành viên đã chuyển sang làm cho khách hàng kiểm toán đó; hoặc – Bố trí một KTV chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc do thành viên trước đây của nhóm kiểm toán thực hiện. |
||
– Một thành viên nhóm kiểm toán biết rằng trong tương lai họ có thể hoặc sẽ làm cho khách hàng kiểm toán. |
– Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán; hoặc – Xem xét lại các xét đoán quan trọng của cá nhân đó khi còn là thành viên nhóm kiểm toán. |
||
– Thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán chuyển sang nắm giữ các chức vụ sau tại các đơn vị có lợi ích công chúng là khách hàng kiểm toán: (a) Giám đốc, nhân sự cấp cao của đơn vị; hoặc (b) Nhân viên nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập BCTC mà DNKiT sẽ đưa ra ý kiến kiểm. |
Không được phép toán (trừ khi thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán hoặc KTV hành nghề đã thực hiện kiểm toán nắm giữ các chức vụ nói trên sau 12 tháng, kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm toán của đơn vị có lợi ích công chúng đó). |
||
– Một cá nhân đã từng là Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc (Giám đốc điều hành hoặc tương đương) của DNKiT hiện đang nắm giữ các chức vụ sau tại khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng: (a) Nhân viên nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập BCTC; hoặc (b) Giám đốc, hoặc nhân sự cao cấp của đơn vị . |
Không được phép (trừ khi thời gian cá nhân này thôi không còn giữ chức vụ Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc (Giám đốc điều hành hoặc tương đương) của DNKiT tối thiểu là 12 tháng). |
||
6. Cử nhân viên đến làm việc tạm thời cho khách hàng kiểm toán (phát sinh nguy cơ tự kiểm tra) |
|||
– DNKiT cử nhân viên chuyên nghiệp đến làm việc tạm thời cho khách hàng kiểm toán (xem đoạn 290.140 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán). |
– Thực hiện soát xét bổ sung đối với công việc của nhân viên này; – Không giao cho nhân viên này bất kỳ công việc kiểm toán nào liên quan đến các chức năng và hoạt động mà nhân viên này thực hiện trong quá trình làm việc tạm thời; hoặc – Không bố trí nhân viên này vào nhóm kiểm toán. |
||
7. Các dịch vụ gần đây cung cấp cho khách hàng kiểm toán (phát sinh nguy cơ tư lợi, tự kiểm tra, quen thuộc) |
|||
– Trong giai đoạn thuộc kỳ kế toán được kiểm toán, có thành viên nhóm kiểm toán đã từng là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán, hoặc từng là nhân viên nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập BCTC mà DNKiT sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán. |
Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán. |
||
– Trước giai đoạn thuộc kỳ kế toán được kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán đã từng là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán, hoặc từng là nhân viên nắm giữ vị trí có ảnh hưởng đáng kể đối với việc ghi sổ kế toán và lập BCTC mà DNKiT sẽ đưa ý kiến kiểm toán (một quyết định hay công việc của cá nhân đó khi còn làm việc cho khách hàng kiểm toán trong giai đoạn trước được đánh giá trong giai đoạn thuộc phạm vi kiểm toán). |
Soát xét công việc do cá nhân đó thực hiện trong quá trình tham gia nhóm kiểm toán. |
||
8. Làm việc với vai trò là Giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán (phát sinh nguy cơ tư lợi, tự kiểm tra) |
|||
– Thành viên BGĐ hoặc nhân viên chuyên nghiệp của DNKiT đang làm việc với vai trò là giám đốc, nhân sự cấp cao của khách hàng kiểm toán. |
Không được phép. |
||
– Thành viên BGĐ hoặc nhân viên chuyên nghiệp của DNKiT giữ vai trò là Thư ký Công ty (như: quản lý nhân sự, lưu giữ tài liệu, danh sách đăng ký của DN, đến các nhiệm vụ như đảm bảo cho DN tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc tư vấn về quản trị DN) của khách hàng kiểm toán (trừ khi các công việc chỉ mang tính chất hành chính). |
Không được phép. |
||
9. Cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng kiểm toán trong nhiều năm (phát sinh nguy cơ quen thuộc, tư lợi) |
|||
Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng: xem đoạn 290.149-290.152 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán |
|||
– Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và KTV hành nghề ký BCKiT ký BCKiT quá 3 năm liên tục cho một khách hàng kiểm toán. |
Định kỳ thay đổi Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và KTV hành nghề ký BCKiT . |
||
– KTV hành nghề tham gia thực hiện kiểm toán cho một đơn vị có lợi ích công chúng trong 5 năm tài chính liên tục. |
Định kỳ thay đổi KTV hành nghề khi kiểm toán đơn vị có lợi ích công chúng. |
||
– Thành viên BGĐ DNKiT không phải là thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán nhưng tham gia nhóm kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng trong nhiều năm liền. |
– Luân chuyển Thành viên BGĐ khỏi cuộc kiểm toán hoặc chấm dứt mối quan hệ làm việc với khách hàng kiểm toán; hoặc – Định kỳ thực hiện KSCL nội bộ hoặc độc lập từ bên ngoài đối với các cuộc kiểm toán này. |
||
10. Cung cấp dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán (phát sinh nguy cơ tự kiểm tra, tư lợi, tự bào chữa) |
|||
Trách nhiệm quản lý |
|||
– DNKiT thực hiện trách nhiệm quản lý cho một khách hàng kiểm toán (ví dụ: Định hướng chiến lược và xây dựng chính sách; Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hành vi của nhân viên đơn vị; Phê duyệt các giao dịch; Quyết định việc thực hiện các đề xuất của DNKiT hoặc bên thứ ba khác; Chịu trách nhiệm lập và trình bày BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng; Chịu trách nhiệm thiết kế, thực hiện và duy trì KSNB). |
Không được phép. |
||
Cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán và lập BCTC cho khách hàng kiểm toán |
|||
– DNKiT đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ ghi sổ kế toán, lập BCTC cho khách hàng kiểm toán. |
Không được phép. |
||
Cung cấp dịch vụ định giá cho khách hàng kiểm toán |
|||
Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng: xem đoạn 290.177 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán |
|||
– DNKiT cung cấp dịch vụ định giá cho khách hàng kiểm toán; Dịch vụ định giá có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. |
Với khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng: DNKiT không được cung cấp dịch vụ định giá có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC; Với khách hàng không phải là đơn vị có lợi ích công chúng: nếu dịch vụ định giá có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC và kết quả định giá có mức độ chủ quan đáng kể thì DNKiT không được cung cấp, trường hợp khác thì có thể xem xét các biện pháp bảo vệ như : – Cử cá nhân không thực hiện dịch vụ định giá soát xét lại công việc kiểm toán hay định giá; hoặc – Không bố trí nhân sự thực hiện dịch vụ định giá tham gia nhóm kiểm toán. |
||
Cung cấp dịch vụ tính thuế cho mục đích ghi sổ kế toán |
|||
Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng: xem đoạn 290.182 – 290.183 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán |
|||
– DNKiT cung cấp dịch vụ tính toán thuế TNDN hiện hành hoặc thuế TNDN hoãn lại phải trả (hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại) nhằm mục đích ghi sổ kế toán, là cơ sở cho việc lập BCTC mà DNKiT sẽ đưa ra ý kiến. |
Với khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng, trừ trường hợp khẩn cấp, DNKiT không được cung cấp dịch vụ tính thuế đó; Với khách hàng không phải là đơn vị có lợi ích công chúng: – Cử cá nhân không phải là thành viên nhóm kiểm toán thực hiện dịch vụ; – Cử một Thành viên BGĐ hoặc trưởng nhóm kiểm toán có kinh nghiệm phù hợp không phải là thành viên nhóm kiểm toán soát xét lại các bảng tính thuế, nếu dịch vụ đó do một thành viên nhóm kiểm toán thực hiện; hoặc – Tham khảo ý kiến tư vấn về dịch vụ từ chuyên gia thuế bên ngoài DNKiT. |
||
Hoạch định thuế và các dịch vụ tư vấn thuế khác |
|||
– DNKiT cung cấp dịch vụ hoạch định thuế hoặc các dịch vụ tư vấn thuế khác (như tư vấn cách thức tiến hành giao dịch để tối ưu hóa lợi ích về thuế hoặc tư vấn về việc áp dụng luật hoặc quy định mới về thuế) có ảnh hưởng đến các vấn đề được phản ánh trong BCTC. |
Không được phép nếu kết quả ý kiến tư vấn thuế ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC và nhóm kiểm toán nghi ngờ về tính thích hợp của phương thức hạch toán hoặc trình bày BCTC; Nếu không thuộc trường hợp trên thì biện pháp bảo vệ có thể là : – Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ; – Cử chuyên gia về thuế, mà chuyên gia này không tham gia cung cấp dịch vụ thuế, tư vấn cho nhóm kiểm toán về dịch vụ và soát xét các cách xử lý thuế trong BCTC; – Tham khảo ý kiến tư vấn về dịch vụ từ một chuyên gia thuế bên ngoài DNKiT; hoặc – Xin ý kiến chấp thuận trước hoặc ý kiến tư vấn từ cơ quan thuế. |
||
Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về thuế |
|||
– DNKiT đại diện cho khách hàng kiểm toán giải quyết tranh chấp về thuế của một vấn đề cụ thể khi cơ quan thuế không chấp nhận giải trình của KH, và vấn đề đó đang được phán xử trong một vụ kiện tụng. |
Không được phép nếu giữ vai trò người bào chữa khi vấn đề bào chữa ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Nếu không thuộc trường hợp trên thì biện pháp bảo vệ có thể là : – Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ; – Cử chuyên gia về thuế, mà chuyên gia này không tham gia cung cấp dịch vụ về thuế, tư vấn cho nhóm kiểm toán về dịch vụ và soát xét các số liệu thuế trong BCTC; hoặc – Tham khảo ý kiến tư vấn từ chuyên gia về thuế bên ngoài DNKiT. |
||
Cung cấp dịch vụ KTNB cho khách hàng kiểm toán |
|||
– DNKiT cung cấp dịch vụ KTNB cho khách hàng kiểm toán. |
Không được phép. |
||
Cung cấp dịch vụ về CNTT cho khách hàng kiểm toán |
|||
Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng: xem đoạn 290.203 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán |
|||
– DNKiT cung cấp dịch vụ CNTT bao gồm thiết kế hoặc xây dựng hệ thống CNTT mà hệ thống này: (i) Hình thành một phần quan trọng của KSNB đối với việc lập và trình bày BCTC; hoặc (ii) Tạo ra thông tin quan trọng đối với sổ, tài liệu kế toán hoặc BCTC của khách hàng mà DNKiT sẽ đưa ra ý kiến. |
Với khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng thì không được phép cung cấp dịch vụ phi đảm bảo như vậy; Với khách hàng khác, DNKiT phải đảm bảo 1 số điều kiện (xem đoạn 290.201 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán) và áp dụng các biện pháp bảo vệ như: cử nhân viên không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ và nhân viên này có cơ chế báo cáo riêng trong DNKiT và cử KTV hành nghề soát xét dịch vụ kiểm toán hoặc dịch vụ phi đảm bảo. |
||
Cung cấp dịch vụ hỗ trợ kiện tụng, tranh chấp cho khách hàng kiểm toán |
|||
– DNKiT cung cấp dịch vụ hỗ trợ kiện tụng, tranh chấp cho khách hàng kiểm toán và dịch vụ này bao gồm việc ước tính thiệt hại hoặc các số liệu khác có ảnh hưởng đến chính BCTC mà DNKiT sẽ đưa ra ý kiến. |
Theo trường hợp cung cấp dịch vụ định giá. |
||
Cung cấp dịch vụ tư vấn về luật cho khách hàng kiểm toán |
|||
– DNKiT cung cấp dịch vụ tư vấn về luật cho khách hàng kiểm toán. |
– Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ; hoặc – Cử chuyên gia không cung cấp dịch vụ tư vấn về luật cho khách hàng để tư vấn cho nhóm kiểm toán về dịch vụ và soát xét cách thức xử lý đối với BCTC. |
||
– DNKiT giữ vai trò bào chữa cho khách hàng kiểm toán để giải quyết một vụ kiện tụng hay tranh chấp khi các số liệu có liên quan đến BCTC. |
Nếu số liệu liên quan là trọng yếu đối với BCTC, DNKiT không được cung cấp dịch vụ phi đảm bảo như vậy; Nếu số liệu liên quan là không trọng yếu đối với BCTC, biện pháp bảo vệ có thể là : – Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ; hoặc – Cử chuyên gia không cung cấp dịch vụ tư vấn về luật cho khách hàng để tư vấn cho nhóm kiểm toán về dịch vụ và soát xét cách thức xử lý đối với BCTC. |
||
Cung cấp dịch vụ tuyển dụng cho khách hàng kiểm toán |
|||
Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng: xem đoạn 290.212 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán |
|||
– DNKiT cung cấp các dịch vụ tuyển dụng: (1) Tìm kiếm các ứng viên; (2) Thực hiện điều tra về các ứng viên cho các vị trí như Giám đốc, nhân sự cấp cao hoặc lãnh đạo cấp cao có ảnh hưởng đáng kể đối với việc lập chứng từ, ghi sổ kế toán hoặc lập BCTC của khách hàng kiểm toán. |
Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng, DNKiT không được phép cung cấp. |
||
Cung cấp dịch vụ tài chính DN cho khách hàng kiểm toán |
|||
– DNKiT cung cấp dịch vụ tài chính DN (ví dụ: tư vấn về cơ cấu một giao dịch tài chính DN hoặc về các thỏa thuận cấp vốn,…) có ảnh hưởng trực tiếp đến các số liệu được trình bày trong BCTC mà DNKiT sẽ đưa ra ý kiến. |
– Sử dụng chuyên gia không phải là thành viên nhóm kiểm toán để thực hiện dịch vụ; hoặc – Cử chuyên gia không cung cấp dịch vụ tài chính DN cho khách hàng để tư vấn cho nhóm kiểm toán về dịch vụ và soát xét phương thức hạch toán kế toán và trình bày BCTC. |
||
– DNKiT cung cấp dịch vụ tài chính DN bao gồm quảng bá, giao dịch hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu của khách hàng kiểm toán. |
Không được phép. |
||
11. Phí dịch vụ (phát sinh nguy cơ tư lợi/bị đe dọa) |
|||
Khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng: xem đoạn 290.219 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán |
|||
– Tổng mức phí dịch vụ từ một khách hàng kiểm toán chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của DNKiT; – Tổng mức phí dịch vụ từ một khách hàng kiểm toán là đơn vị có lợi ích công chúng chiếm trong 2 năm liên tiếp có trên 15% trong tổng doanh thu của DNKiT. |
– Giảm sự phụ thuộc vào KH; – Soát xét việc KSCL độc lập; hoặc – Tham khảo ý kiến tư vấn của bên thứ ba, như tổ chức nghề nghiệp hoặc KTV chuyên nghiệp về các xét đoán kiểm toán quan trọng; – Với khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng, DNKiT phải thông báo với BQT của khách hàng và trao đổi về các biện pháp bảo vệ như: soát xét trước phát hành hoặc soát xét sau phát hành. |
||
– Phí dịch vụ từ một khách hàng kiểm toán chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu từ các khách hàng của một Thành viên BGĐ hoặc chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của một chi nhánh DNKiT. |
– Giảm sự phụ thuộc vào khách hàng kiểm toán; – Cử một KTV chuyên nghiệp khác soát xét lại công việc hoặc tư vấn khi cần thiết; hoặc – Thường xuyên soát xét nội bộ hoặc bên ngoài một cách độc lập về chất lượng hợp đồng dịch vụ. |
||
– KH kiểm toán vẫn chưa thanh toán phí trong một thời gian dài, đặc biệt nếu không thanh toán một phần lớn phí trước khi phát hành BCKiT. |
– Cử một KTV chuyên nghiệp không tham gia nhóm kiểm toán cho ý kiến tư vấn hoặc soát xét lại công việc đã thực hiện. |
||
– DNKiT cung cấp dịch vụ kiểm toán trên cơ sở có thỏa thuận về phí tiềm tàng. |
Không được phép. |
||
12. Chính sách đánh giá và thưởng (phát sinh nguy cơ tư lợi) |
|
|
|
– DNKiT đánh giá hoặc thưởng cho thành viên nhóm kiểm toán dựa vào thành công của người đó trong việc ký kết hợp đồng dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán. |
DNKiT không được đánh giá hoặc thưởng cho thành viên có vai trò chủ chốt trong cuộc kiểm toán dựa vào thành công của người đó trong việc ký kết hợp đồng dịch vụ phi đảm bảo cho khách hàng kiểm toán. Đối với thành viên khác, biện pháp bảo vệ có thể là: – Rút thành viên đó ra khỏi nhóm kiểm toán; hoặc – Cử KTV chuyên nghiệp không tham gia nhóm cung cấp dịch vụ soát xét công việc của thành viên đó. |
||
13. Quà tặng và ưu đãi (phát sinh nguy cơ tư lợi, quen thuộc) |
|
|
|
– DNKiT hoặc thành viên nhóm kiểm toán chấp nhận quà tặng hoặc ưu đãi từ khách hàng kiểm toán. |
Không được chấp nhận (trừ khi giá trị không đáng kể). |
||
14. Tranh chấp hoặc nguy cơ xảy ra tranh chấp pháp lý (phát sinh nguy cơ tư lợi, đe dọa) |
|
|
|
– Đang xảy ra hoặc có khả năng xảy ra kiện tụng, tranh chấp giữa DNKiT hoặc một thành viên nhóm kiểm toán với khách hàng kiểm toán. |
– Rút thành viên ra khỏi nhóm kiểm toán nếu vụ kiện tụng, tranh chấp có liên quan đến thành viên đó; hoặc – Cử chuyên gia soát xét công việc đã được thực hiện của nhóm cung cấp dịch vụ. – Rút khỏi hoặc từ chối cuộc kiểm toán. |
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.