SOÁT XÉT CÁC SỰ KIỆN DẪN ĐẾN NGHI NGỜ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC CỦA ĐƠN VỊ A520 được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ.
MỤC TIÊU:
Đánh giá rủi ro liên quan đến giả định hoạt động liên tục được BGĐ sử dụng đối với việc lập BCTC.
CÁC THỦ TỤC THỰC HIỆN:
Xem xét BCTC, tình hình hoạt động, phỏng vấn BGĐ/BQT và nhân sự liên quan trong đơn vị để xác định những điều kiện, sự kiện có thể dẫn đến nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của DN:
[Người được phỏng vấn/Chức danh: ………………………………………………………………………………..
Ngày phỏng vấn: ……………………………………………………………………………………………………..]
Sự kiện/điều kiện ảnh hưởng (1)
|
Có |
Không |
Mô tả/Ghi chú |
Tham chiếu |
1. Đơn vị lâm vào tình trạng nợ phải trả lớn hơn tài sản hoặc nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động. |
|
|
||
2. Đơn vị có các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả mà không có khả năng được giãn nợ hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc đơn vị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn. |
|
|
|
|
3. Đơn vị có dấu hiệu về việc các chủ nợ ngừng hoặc thu hồi các hỗ trợ tài chính. |
|
|
|
|
4. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm thể hiện trên BCTC hay dự báo trong tương lai. |
|
|
|
|
5. Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu dưới mức bình thường. |
|
|
|
|
6. Đơn vị có lỗ hoạt động kinh doanh lớn hoặc có sự suy giảm lớn về giá trị của các tài sản được dùng để tạo ra các luồng tiền. |
|
|
|
|
7. Đơn vị có nợ tồn đọng hoặc ngừng thanh toán cổ tức. |
|
|
|
|
8. Đơn vị không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. |
|
|
|
|
9. Đơn vị không có khả năng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng. |
|
|
|
|
10. Đơn vị chuyển đổi từ các giao dịch mua chịu sang mua thanh toán ngay với các nhà cung cấp. |
|
|
|
|
11. Đơn vị không có khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ cho việc phát triển các sản phẩm mới thiết yếu hoặc các dự án đầu tư thiết yếu. |
|
|
|
|
12. BGĐ có ý định ngừng hoạt động hoặc giải thể đơn vị. |
|
|
|
|
13. Đơn vị có bị thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay thế. |
|
|
|
|
14. Đơn vị bị mất một thị trường lớn, mất khách hàng quan trọng, mất quyền kinh doanh theo hình thức cấp phép, nhượng quyền thương mại hoặc mất nhà cung cấp quan trọng. |
|
|
|
|
15. Đơn vị có gặp các vấn đề khó khăn về lao động (ví dụ khó tuyển dụng, lao động đình công). |
|
|
|
|
16. Đơn vị có bị thiếu hụt các nguồn cung cấp quan trọng (ví dụ: vật tư đầu vào chủ yếu). |
|
|
|
|
17. Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới thành công hơn. |
|
|
|
|
18. Đơn vị không tuân thủ các quy định về góp vốn cũng như các quy định khác của pháp luật. |
|
|
|
|
19. Đơn vị đang bị kiện và các vụ kiện này chưa được xử lý mà nếu đơn vị thua kiện có thể dẫn đến các khoản bồi thường không có khả năng đáp ứng được. |
|
|
|
|
20. Thay đổi về pháp luật và các quy định hoặc chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị. |
|
|
|
|
21. Đơn vị có các rủi ro, tổn thất về tài sản (do thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ…) mà không được bảo hiểm hoặc bảo hiểm với giá trị thấp, làm thiệt hại phần lớn tài sản của đơn vị, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của đơn vị. |
|
|
|
|
22. Đơn vị có giá trị cổ phiếu giảm. |
|
|
||
23. Đơn vị có chi phí hoạt động tăng lên bất thường. |
|
|
||
24. Đơn vị kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thành công của một dự án. |
|
|
||
25. Lãnh đạo đơn vị không có khả năng phát hiện và kiểm soát các rủi ro, xử lý khối lượng công việc tăng lên hoặc mở rộng quy mô KD, kiểm soát các yếu kém có thể làm tăng rủi ro về gian lận, hao hụt HTK, không kiểm soát được chi phí, lỗi trong quá trình báo cáo… |
|
|
||
26. Đơn vị có bị mất tư cách pháp nhân theo quy định hành chính: Bị chia tách, sáp nhập theo quyết định của cơ quan quản lý cấp trên/Thay đổi mô hình hoạt động (cơ cấu lại) dẫn đến thay đổi chức năng hoạt động SXKD. |
|
|
||
27. Đơn vị bán phần lớn tài sản mà không có ý định thay thế hoặc không thay thế vì thiếu vốn. |
|
|
- Ghi chú: Các sự kiện hoặc điều kiện nêu trên tham chiếu đến đoạn A2, CMKiT số 570. Danh sách này không bao gồm tất cả các sự kiện có thể có trên thực tế và sự tồn tại của một hoặc một số sự kiện trong danh sách này cũng có thể không phải là dấu hiệu của yếu tố không chắc chắn trọng yếu. Ảnh hưởng của sự kiện hoặc điều kiện này có thể được giảm nhẹ bởi các yếu tố khác.
ĐÁNH GIÁ
Dựa trên kết quả phân tích sơ bộ BCTC (tham chiếu A510, A511) và thủ tục đánh giá rủi ro bên trên, xem xét liệu có dấu hiệu cho thấy giả định về khả năng hoạt động, kinh doanh liên tục là không phù hợp hay không.
(Ghi chép các đánh giá của KTV)
|
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.