Kiểm toán Phải trả người lao động E430

Chương trình Kiểm toán Phải trả người lao động E430 được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ.

Mục tiêu kiểm toán

 

Cơ sở dẫn liệu

1.       

Đảm bảo tất cả các khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương được ghi nhận trên sổ cái là hiện hữu tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

E/Tính hiện hữu

2.       

Đảm bảo tất cả các khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương thuộc nghĩa vụ thanh toán tại ngày kết thúc kỳ kế toán được ghi nhận chính xác trong sổ cái.

C, R&O/Tính đầy đủ, Quyền và nghĩa vụ

3.       

Đảm bảo các khoản nợ phải trả người lao động và các khoản trích theo lương bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỉ giá hối đoái phù hợp.

V/Đánh giá

4.       

Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến các khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương được lập chính xác và các thông tin này được trình bày và mô tả phù hợp trong BCTC.

P&D/Trình bày và thuyết minh

 

  1. RỦI RO ở cấp độ cơ sở dẫn liệu

Từ kết quả của phần lập kế hoạch [tham chiếu các giấy làm việc tại phần A800], xác định mức độ rủi ro theo từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục (chi tiết theo TK được kiểm tra của khoản mục) vào bảng dưới đây:

Cơ sở dẫn liệu

E/Tính hiện hữu

R&O/Quyền và nghĩa vụ

C/Tính đầy đủ

V/Đánh giá

P&D/Trình bày và thuyết minh

Rủi ro ở cấp độ cơ sở dẫn liệu (Thấp/Trung bình/Cao)

 

 

 

 

 

 

  • Xem xét biện pháp xử lý kiểm toán

III.1. Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục

Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục và biện pháp xử lý kiểm toán đề xuất được lấy từ các giấy làm việc tại phần A800. Nếu phát hiện các rủi ro có sai sót trọng yếu khác trong quá trình kiểm toán, KTV cần cập nhật các giấy làm việc tại phần A800 và bảng này:

Các rủi ro có sai sót trọng yếu

Cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng

Ghi thủ tục kiểm toán (*)

 

 

 

 

 

(*) Lưu ý: Đối với các rủi ro cụ thể như rủi ro đáng kể, rủi ro gian lận,… KTV phải thiết kế các thủ tục phù hợp để xử lý các rủi ro cụ thể này bằng cách sửa đổi các thủ tục nêu tại mục III.2 hoặc bổ sung thủ tục ngoài các thủ tục nêu tại mục III.2 (KTV có thể tham khảo thư viện các thủ tục kiểm toán bổ sung trong CTKTM – BCTC 2019).

III.2. Thử nghiệm cơ bản (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết minh trọng yếu)

Lưu ý: Đối với thử nghiệm cơ bản, xem xét các câu hỏi gợi ý dưới đây (bao gồm nhưng không giới hạn) để thiết kế, lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp khi trả lời “Có”. Khi đó KTV sẽ xem xét lựa chọn, sửa đổi/bổ sung hoặc loại bỏ các thủ tục kiểm toán tương ứng với bước đó tại CTKiT.

 

 

 

Không

Ý kiến

1.       

Bước B

 

 

 

 

·       Số dư của khoản mục này có trọng yếu (Giá trị khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện) hoặc dự kiến là trọng yếu tại ngày kết thúc kỳ kế toán không?

·       Có số dư khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trọng yếu với bên liên quan không?

·       Có các khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương có thể bị ghi thấp hơn thực tế do thông tin khách hàng không phù hợp hoặc các thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ không đầy đủ hoặc không thích hợp không?

·       Có khoản số dư phải trả người lao động và các khoản trích theo lương nào quá hạn không?

 

 

 

 

 

2.       

Bước C

 

 

 

 

·       Số dư của khoản mục này có trọng yếu (Giá trị khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện) hoặc dự kiến là trọng yếu tại ngày kết thúc kỳ kế toán không?

·       Các thủ tục ước tính của khách hàng nhìn chung không tin cậy theo kinh nghiệm trước đây của KTV không?

·       Việc tổng hợp chi phí phải trả người lao động và các khoản trích theo lương có đầy đủ không?

 

 

 

 

 

3.       

Bước D

 

 

 

 

·       Có các số dư trọng yếu bằng ngoại tệ không?

 

 

 

 

 

4.       

Bước E

 

 

 

 

·       Có bất kỳ sự không tuân thủ nào khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng trong các kỳ trước không?

·       Có bất kỳ thay đổi nào trong các chính sách kế toán trong kỳ không?

 

 

  1. KẾT LUẬN LẬP KẾ HOẠCH

Theo ý kiến của tôi, từ các thủ tục được lập kế hoạch, các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp có thể được thu thập để đạt được các mục tiêu kiểm toán.

      Người lập:                                                                                          Người soát xét 1:

 

 

 

 

Ngày:                                                                                                  Ngày:

 

 

 

                                                                                                                 Người soát xét 2:

 

 

 

 

                                                                                                           Ngày:

 

 

 

 

 

Thử nghiệm cơ bản (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết minh trọng yếu)

Ghi chú: Khi lựa chọn thực hiện các bước B, C, D, E nêu trên, KTV phải thực hiện các thủ tục cụ thể (nếu phù hợp) nêu tại từng bước tương ứng của tờ CTKiT.

– Loại bỏ các thủ tục kiểm toán không cần thiết và bổ sung các thủ tục kiểm toán khác theo yêu cầu thực tế của đơn vị được kiểm toán để xử lý rủi ro cụ thể.

 

 

 

Xử lý cơ sở dẫn liệu

Tham chiếu giấy làm việc

Có thỏa mãn với kết quả không?

Có/Không

Chữ ký và ngày thực hiện

A.       Thủ tục chung

 

 

 

 

 

Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng không.

Trường hợp có thay đổi chính sách kế toán đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫn của [CMKT số 29] không.

A

 

 

 

 

Thu thập bảng phân loại nợ phải trả người lao động và các khoản trích theo lương và đối chiếu với sổ cái

 

 

 

 

1

Lập bảng tổng hợp số liệu dựa trên Bảng CĐSPS kỳ hiện tại và số liệu kỳ trước đã được kiểm toán với thông tin chi tiết của các khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương.

E, A

 

 

 

2

Thu thập danh mục chi tiết các khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương và đối chiếu với bảng tổng hợp số liệu.

E, A

 

 

 

4

Khi KTV sử dụng bảng danh sách, tài liệu hoặc sổ kế toán do BGĐ lập cho mục đích kiểm toán, KTV phải thực hiện các thủ tục để đảm bảo rằng danh sách, tài liệu hoặc sổ kế toán là chính xác và đầy đủ.

E, A

 

 

 

5

Phỏng vấn nhân viên thường xử lý các giao dịch phải trả người lao động và các khoản trích theo lương về việc có các tình huống yêu cầu đơn vị ưu tiên chi trả hoặc có các điều khoản bất thường hoặc có các giao dịch không được ghi nhận hoặc giao dịch bất thường và phát hiện thêm phải trả các bên liên quan.

E, A

 

 

 

 

Thực hiện các thủ tục phân tích

 

 

 

 

6

Thực hiện các thủ tục phân tích sau:

(a)    So sánh số dư lương phải trả, các khoản trích theo lương phải trả năm nay so với năm trước, qui mô của các khoản phải trả này trong tổng nợ phải trả năm nay với năm trước. Tìm hiểu nguyên nhân những biến động lớn, bất thường;

(b)    So sánh phân tích biến động chi phí lương năm nay với năm trước, biến động theo tháng và theo bộ phận (quản lý văn phòng, quản lý phân xưởng, bán hàng, lao động trực tiếp,…), kết hợp với biến động về nhân sự và chính sách thay đổi lương, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thành phẩm sản xuất,…. để đánh giá tính hợp lý và phát hiện các vấn đề bất thường;

(c)    So sánh biến động khoản trích vào chi phí của KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN xem có cùng tốc độ biến động với tiền lương không;

(d)    Ước tính BHXH, BHYT, BHTN theo quy định và so sánh với số liệu đơn vị. Tìm hiểu và giải thích các chênh lệch; và

(e)    Soát xét các khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, hoặc khoản mục bất thường, tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng.

C, E, A

 

 

 

7

Xem xét liệu có các rủi ro cụ thể được xác định từ việc thực hiện các thủ tục phân tích dẫn đến số dư các khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương có chứa đựng sai sót trọng yếu không.

C, E, A, V

 

 

 

B.       Thư xác nhận – Thực hiện dưới sự kiểm soát của KTV

 

 

 

 

Các thủ tục liên quan đến gửi thư xác nhận đối với các thành viên có vai trò chủ chốt trong đơn vị trong đó có xác định các khoản thu nhập của BGĐ, BQT, BKS,… xem tại phần soát xét giao dịch với bên liên quan (mục H140)

E, A, C, R&O

 

 

 

C.       Xác định tính đầy đủ, hiện hữu và chính xác của các khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương

C, E, A, R&O

 

 

 

1

Đối với việc kiểm tra chi phí nhân viên, nguồn dữ liệu lấy mẫu có thể đối chiếu từ số dư của sổ cái đến bảng lương, hoặc đối chiếu từ bảng lương đến số tiền ghi trong sổ cái.

Xem xét thực hiện các thủ tục sau:

(a)      Thu thập đối chiếu đối với khoản chênh lệch giữa số tiền trên bảng lương với sổ cái;

(b)      Thu thập và tìm hiểu nguyên nhân những khoản chênh lệch trọng yếu và xác nhận lại các bằng chứng chứng minh;

(c)      Kiểm tra tính chính xác số học của bảng tính chi phí nhân viên; và

(d)      Kiểm tra việc lập các khoản mục chi phí nhân viên khác nhau như tổng tiền lương, các khoản trích nộp theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ), các khoản khấu trừ hoặc phụ cấp, … với sổ cái.

C, E, A, R&O

 

 

 

2

Đối với việc kiểm tra chi tiết các chi phí nhân viên, xem xét thực hiện các thủ tục sau:

(a)    Chọn mẫu nhân viên từ các hồ sơ nhân viên (ví dụ, hợp đồng lao động, bảng chấm công, tờ khai thuế). Xác nhận tính có thật của nhân viên, kiểm tra hồ sơ nhân sự, đảm bảo:

–        Đơn giá tiền lương phù hợp với hợp đồng lao động và các quyết định điều chỉnh lương.

–        Tiền lương phải trả được tính đúng.

–        KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN được khấu trừ phù hợp với qui định hiện hành.

–        Đối chiếu với bảng chấm công, Thẻ bấm giờ, Bảng theo dõi sản phẩm hoàn thành.

(b)    Chọn mẫu nhân viên từ các hợp đồng lao động do bộ phận nhân sự lưu giữ và đối chiếu với danh sách nhân viên để kiểm tra tính đầy đủ;

(c)    Thu thập chi tiết các khoản thù lao bao gồm các khoản phúc lợi đã trả hoặc phải trả cho nhân sự quản lý chủ chốt và đối chiếu với xác nhận của nhân viên hoặc;

(d)    Kiểm tra chi phí nhân viên đã được phê duyệt bởi người có thẩm quyền chưa;

(e)    Đảm bảo chi phí tiền lương được phân loại phù hợp (tiền lương cho bộ phận quản lý DN, bộ phận bán hàng, bộ phận trực tiếp sản xuất, bộ phận sản xuất chung,…).

C, E, A, R&O

 

 

 

3

Phỏng vấn về các khoản tiền công không có người nhận và xác minh lại các giải thích.

E, A, R&O

 

 

 

4

Trường hợp các khoản thanh toán cho lao động tạm thời lớn, kiểm tra tính có thật và việc phê duyệt các khoản thanh toán này (ví dụ: bảng chấm công đã được phê duyệt, mức lương và thanh toán làm thêm giờ).

E, R&O

 

 

 

5

Đối với khoản thù lao trả cho BGĐ:

(a)    Xác minh xem khoản thù lao của BGĐ bao gồm lợi ích bằng hiện vật và lợi ích trong các hợp đồng có được trình bày và thuyết minh đúng trong BCTC bằng việc xem xét tới:

(i)        Các hợp đồng dịch vụ (hợp đồng mà BGĐ và nhân viên thực hiện các dịch vụ được hưởng thù lao, hoa hồng);

(ii)       Các Biên bản họp của HĐQT/HĐTV;

(iii)     Các hợp đồng lao động.

(b)     Thu thập xác nhận về thù lao của từng Thành viên BGĐ và nhân sự quản lý chủ chốt để kiểm tra tính đầy đủ.

(c)       Thu nhập của các bên liên quan và các thành viên quản lý chủ chốt: Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp và ghi chép lại các giao dịch, số dư về tiền lương, thưởng, phụ cấp, thu nhập khác, các khoản trích theo lương của các bên liên quan (thành viên HĐQT/HĐTV, BGĐ,…), thuế TNCN.

C, A, P&D

 

 

 

6

Kiểm tra cách phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương giữa bảng lương và sổ cái để đảm bảo chi phí tiền lương đã được phân bổ phù hợp vào giá thành và chi phí SXKD.

V, A

 

 

 

7

Đối chiếu các khoản khấu trừ lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) với các biên bản quyết toán số phải nộp trong năm, kiểm tra các chứng từ nộp tiền và xác định tính hợp lý của số dư còn phải trả cuối năm.

E, A, C

 

 

 

8

Đối với DN hưởng lương theo đơn giá lương hoặc quỹ lương đã được duyệt: KTV lập ước tính độc lập quỹ lương và so sánh với quỹ lương đã trích vào chi phí, với tiền lương đã chi thực tế và với tiền lương đã được phê duyệt. Yêu cầu giải trình những chênh lệch và kiểm tra sự phê duyệt (nếu cần).

E, A, C

 

 

 

9

Kiểm tra chính sách nhân sự của đơn vị, thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các khoản phải trả cho người lao động đã được ghi nhận đầy đủ, đúng kỳ như tiền thưởng, tiền hoa hồng, …

E, A, C, Cut-off

 

 

 

10

Chọn mẫu một số kỳ chi lương, kiểm tra việc chi lương có phù hợp bảng lương và có ký nhận của nhân viên không.

A, E, R&O

 

 

 

11

Đối chiếu tiền lương phải trả cuối năm với bảng lương đã được phê duyệt hoặc chứng từ chi trả lương phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, đánh giá các chênh lệch (nếu có).

Kiểm tra, đối chiếu với tờ khai quyết toán thuế TNDN để đảm bảo đã loại trừ khỏi chi phí tính thuế đối với khoản tiền lương đã trích nhưng chưa thanh toán cho đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

E, R&O, C

 

 

 

12

Xem xét thỏa ước lao động tập thể có được đăng ký với cơ quan quản lý lao động không.

R&O, C, A, E

 

 

 

13

Xem xét người lao động nước ngoài làm việc tại đơn vị có giấy phép lao động không.

R&O, C, A, E

 

 

 

14

Xem xét số lượng lao động nước ngoài tại đơn vị có vượt quá quy định của pháp luật không, hợp đồng lao động có phù hợp không.

R&O, C, A, E

 

 

 

15

Kiểm tra việc trích lập đầy đủ các khoản trợ cấp mất việc làm/thôi việc phải trả cho các nhân viên.

E, A, C, R&O

 

 

 

16

Nếu đơn vị có nhân viên đi làm việc ở nước ngoài, kiểm tra xem có phù hợp với quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không.

 

 

 

 

D.       Ngoại tệ

 

 

 

 

 

Đối với các giao dịch và số dư bằng ngoại tệ: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.

V, A

 

 

 

E.       Trình bày và thuyết minh

P&D

 

 

 

1

Đảm bảo các khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương được thuyết minh phù hợp trên BCTC theo khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng.

 

 

 

 

2

Xem xét sự cần thiết phải hoàn thành danh mục kiểm tra thuyết minh BCTC về khoản mục này để đảm bảo việc trình bày và thuyết minh phù hợp.

P&D

 

 

 

3

Đảm bảo đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong HSKiT để hỗ trợ cho việc thực hiện tất cả các thuyết minh.

P&D

 

 

 

 

 

 

  1. KẾT LUẬN cuối cùng

 

 

Không

Không áp dụng

Ý kiến

1      

Không có ngoại lệ nào trong việc xử lý các rủi ro được xác định tại các giấy làm việc phần A800.

 

 

 

 

2      

Công việc đã được thực hiện theo kế hoạch, các phát hiện và kết quả được lưu đầy đủ trong hồ sơ.

 

 

 

 

3      

Không có ý kiến bổ sung nào được đưa vào Thư giải trình (B440) hoặc Thư quản lý (B210). Nếu áp dụng, mức độ tin cậy vào KSNB đã được lập kế hoạch trong khu vực này vẫn còn phù hợp.

 

 

 

Nếu chọn “Có”, sửa đổi giấy làm việc B440 hoặc B210.

4      

Tất cả thông tin cần thiết đã được thu thập cho việc trình bày và thuyết minh trong BCTC.

 

 

 

 

5      

Các sai sót đã được xác định (ngoài các sai sót không đáng kể) đã được ghi nhận tại giấy làm việc B360.

 

 

 

 

6      

Đánh giá rủi ro ban đầu không cần thiết phải sửa đổi khi xem xét các bằng chứng kiểm toán thu thập được.

 

 

 

Nếu chọn “Có”, trình bày tại giấy làm việc B410 và xem xét ảnh hưởng đến các phần công việc còn lại của KTV và công việc được thực hiện đến thời điểm đưa ra kết luận.

7      

Các bằng chứng được thu thập là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở đạt được các mục tiêu kiểm toán.

 

 

 

Nếu chọn “Không”, trình bày tại giấy làm việc B410 và xem xét ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán tại giấy làm việc B140.

8      

Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi ở kỳ kiểm toán tiếp theo.

 

 

 

Nếu chọn “Có”, trình bày tại giấy làm việc B410.

 

 

 

      Người lập:                                                                                          Người soát xét 1:

 

 

 

 

Ngày:                                                                                                  Ngày:

 

 

 

                                                                                                                 Người soát xét 2:

 

 

 

 

                                                                                                           Ngày:

Chương trình kiểm toán KIỂM TRA CƠ BẢN NỢ PHẢI TRẢ

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.