Câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp Startup nên biết

Khi thành lập doanh nghiệp Startup, có một số câu hỏi thường gặp mà bạn cần biết để chuẩn bị và quản lý doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả. Dưới đây là Câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp Startup nên biết

Tài sản góp vốn

Câu hỏi: Tôi và hai người bạn cùng nhau góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên. Trong đó:

  • – Tôi góp 1 tỷ đồng tiền mặt
  • – Người bạn thứ nhất góp một chiếc xe ô tô được định giá 900 triệu đồng
  • – Người bạn thứ hai góp một ngôi nhà dùng làm trụ sở của công ty được định giá 2 tỷ đồng

Với các loại tài sản như trên, chúng tôi có thể góp vốn thành lập công ty được không và có phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty hay không?

Trả lời:

Các loại tài sản góp vốn được quy định tại Luật Doanh nghiệp. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp thì tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp. Theo đó, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

– Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

– Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

– Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

– Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

– Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Quy định về tài sản góp vốn theo Luật doanh nghiệp

Mô hình tổ chức công ty cổ phần

Câu hỏi: Chúng tôi dự kiến thành lập doanh nghiệp với loại hình công ty cổ phần. Đề nghị cho biết chúng tôi có thể lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần hiện nay theo những mô hình nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp thì công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: 

Cổ đông sáng lập

Câu hỏi: Tôi được biết khi thành lập công ty cổ phần thì phải có một số cổ đông sẽ giữ vai trò và tư cách của cổ đông sáng lập. Đề nghị cho biết thế nào là cổ đông sáng lập và những lưu ý đối với cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần là gì?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 57 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có quy định, cổ đông sáng lập quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong Danh sách cổ đông sáng lập nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp. Như vậy, một cổ đông được coi là cổ đông sáng lập khi thỏa mãn các điều kiện sau:

(i) Cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông;

(ii) Ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập;

(iii) Danh sách cổ đông sáng lập đó được nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khi thành lập công ty cổ phần thì một số vấn đề sau đây về cổ đông sáng lập cũng nên cần được lưu ý:

  • – Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
  • – Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • – Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. Các hạn chế nêu trên không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây:
    • + Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;
    • + Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.

Người đại diện pháp luật

Câu hỏi: Tôi được biết khi thành lập công ty thì phải có người đại diện theo pháp luật. Đề nghị cho biết thế nào là người đại diện theo pháp luật và những lưu ý đối với người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần là gì? Công ty có thể cử hai người đảm nhận vai trò người đại diện theo pháp luật được không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Luật Doanh nghiệp cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên:

  • – Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • – Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đối với công ty cổ phần:

  • – Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • – Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • – Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Lưu ý:

– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

– Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Nơi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Câu hỏi: Tôi dự định thành lập doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề nghị cho biết tôi sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nào?

> Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Do vậy, bạn sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều lệ công ty

Câu hỏi: Đề nghị cho biết Điều lệ công ty bao gồm những nội dung nào? Ai có thẩm quyền ký bản Điều lệ công ty?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

– Ngành, nghề kinh doanh;

– Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

–    Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

–     Cơ cấu tổ chức quản lý;

–    Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;

–    Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

–    Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;

–    Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

–     Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

–     Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

–     Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Điều lệ công ty khi đăng kỷ doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

  • – Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
  • – Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • – Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • – Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.

Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ kỷ của những người sau đây:

  • – Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
  • – Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • – Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Câu hỏi: Người thành lập doanh nghiệp có bắt buộc phải trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hay không? Ngoài nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo cách thức nào khác không? Thời hạn giải quyết hồ sơ là bao nhiêu ngày?

Trả lời: Về phương thức thực hiện thủ tục đăng kỷ doanh nghiệp: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Phòng Đăng ký kinh doanh theo các phương thức sau đây:

– Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;

– Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

– Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Về ủy quyền thực hiện thủ tục đăng kỷ doanh nghiệp: Điều 12 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:

1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

2.    Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

3.    Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

4.   Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng kỷ doanh nghiệp:

–     Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

–     Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

 

Câu hỏi: Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là gì? Trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử thì có cần nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng Đăng ký kinh doanh không?

Gợi ý một số câu hỏi

Khi khách hàng chuẩn bị thành lập doanh nghiệp, việc khảo sát nhu cầu của họ là rất quan trọng để bạn có thể cung cấp các dịch vụ phù hợp và hỗ trợ hiệu quả. Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể hỏi khách hàng:

  1. Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì?

    • Câu hỏi này giúp bạn hiểu rõ mục đích và định hướng kinh doanh của khách hàng, kỳ vọng của khách hàng đối với doanh nghiệp mới.
  2. Bạn dự định sẽ hoạt động trong ngành nghề nào?

    • Việc này sẽ giúp bạn nắm bắt được lĩnh vực mà khách hàng muốn tập trung, từ đó tư vấn các quy định pháp lý liên quan đến ngành nghề đó.
       
  3. Bạn đã xác định được thị trường mục tiêu của mình chưa?
    • Bạn đã xác định được các đối thủ cạnh tranh chính chưa? Thông tin này quan trọng để xác định chiến lược sản phẩm và marketing.
  1. Bạn đã có kế hoạch tài chính cho giai đoạn đầu chưa?

    • Thông tin về ngân sách và nguồn vốn sẽ giúp bạn hiểu khả năng tài chính của khách hàng để tư vấn các dịch vụ phù hợp
    • Bạn mong đợi doanh nghiệp của mình sẽ hoạt động như thế nào trong 5 năm tới? Câu hỏi này nhằm khám phá tầm nhìn dài hạn của khách hàng.
  2. Bạn đã có địa điểm kinh doanh chưa?

    • Vị trí kinh doanh có thể ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến thuế và pháp lý.
  3. Bạn có nhu cầu về tuyển dụng nhân sự không?

    • Điều này giúp bạn hiểu được nhu cầu về nhân lực để có thể tư vấn về quy trình tuyển dụng hoặc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhân sự.
  4. Bạn đã có kế hoạch marketing và phát triển thương hiệu chưa?

    • Bạn đã có ý tưởng về tên thương hiệu và logo chưa? Thông tin này cần thiết để tư vấn về chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu. 
    • Bạn đã nghĩ đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm/dịch vụ của mình chưa? Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sáng tạo và tài sản trí tuệ.
    • Khám phá chiến lược tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm của khách hàng.
  5. Bạn có hiểu biết về các quy định pháp lý liên quan đến việc thành lập và vận hành doanh nghiệp không?

    • Đây là cơ hội để bạn tư vấn thêm về các dịch vụ hỗ trợ pháp lý mà bạn cung cấp.
  6. Bạn mong đợi điều gì từ nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp?

    • Bạn cần hỗ trợ gì từ chúng tôi để thành lập doanh nghiệp? Câu hỏi này giúp bạn hiểu được kỳ vọng của khách hàng và điều chỉnh các gói dịch vụ cho phù hợp.

Các câu hỏi này không chỉ giúp bạn thu thập thông tin cần thiết để cung cấp dịch vụ tốt hơn mà còn thể hiện sự quan tâm và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét các yếu tố như ngành nghề kinh doanh, quy định pháp lý liên quan đến địa phương bạn chọn làm thị trường, và hiểu biết về thị trường và khách hàng mục tiêu của mình. Đây chỉ là một số câu hỏi cơ bản, nhưng việc hiểu rõ và chuẩn bị kỹ lưỡng cho các vấn đề này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có và đặt nền móng vững chắc cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hoặc hỗ trợ cụ thể, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia tư vấn doanh nghiệp.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.