Điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính như thế nào?

Điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính là một quá trình quan trọng, được thực hiện khi phát hiện ra các sai sót từ các kỳ kế toán trước. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29 (VAS 29), điều chỉnh hồi tố đòi hỏi việc điều chỉnh các ghi nhận, xác định giá trị và trình bày các khoản mục của báo cáo tài chính như thể các sai sót từ kỳ trước chưa từng xảy ra

Tóm tắt Quy trình điều chỉnh hồi tố bao gồm các bước sau

1. Xác định sai sót: Phát hiện và xác định rõ ràng các sai sót trong báo cáo tài chính của các kỳ trước.

2. Tính toán ảnh hưởng: Đánh giá ảnh hưởng của sai sót đến các báo cáo tài chính hàng năm và ảnh hưởng lũy kế từ năm sai sót xảy ra đến năm hiện tại.

3. Điều chỉnh các báo cáo: Thực hiện các điều chỉnh cần thiết trên báo cáo tài chính để phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ của Bộ Tài chính

Xem 02 ví dụ sau

Ví dụ về áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán

Công ty BASA có năm tài chính đầu tiên từ ngày 1/1/20X4 đến ngày 31/12/20X4.

Đầu năm 20X4, công ty BASA đã áp dụng phương pháp tính giá xuất của hàng tồn kho (Tài khoản 156- Hàng hóa) cho mặt hàng A theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Đầu năm 20X5 Công ty A thay đổi chính sách kế toán và áp dụng phương pháp tính giá xuất kho cho mặt hàng A theo phương pháp bình quân gia quyền.

Như vậy Công ty BASA phải áp dụng hồi tố đối với hàng hóa A đã xuất kho trong năm 20X4 theo phương pháp bình quân gia quyền. Việc áp dụng hồi tố đối với hàng hóa A đã xuất kho của năm 20X4 sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 20X4. Vì vậy cột thông tin so sánh năm 20X4 trong báo cáo tài chính năm 20X5 phải được điều chỉnh lại để phù hợp với sự thay đổi chính sách kế toán này. Giả sử việc áp dụng hồi tố làm cho giá vốn hàng bán trong năm 20X4 tăng lên 14.000.000đ.

Công ty BASA có số liệu báo cáo chưa điều chỉnh của các năm như sau:

Bảng số 01

(Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu

Năm 20X5

Năm 20X4

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 

 

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN

Chi phí thuế TNDN hiện hành

Lợi nhuận sau thuế TNDN

100.000.000

80.000.000

20.000.000

5.600.000

14.400.000

130.000.000

100.000.000

30.000.000

8.400.000

21.600.000

Bảng cân đối kế toán

31/12/20X5

31/12/20X4

Hàng tồn kho

 

 

Hàng tồn kho

150.000.000

100.000.000

Nợ phải trả

 

 

Thuế và các khoản phải trả Nhà nước

15.000.000

12.000.000

Vốn chủ sở hữu

 

 

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

5.000.000

5.000.000

Lợi nhuận chưa phân phối

29.000.000

15.000.000

(Giả sử thuế suất thuế TNDN là 28%)

Do ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kế toán số liệu báo cáo năm 20X4 điều chỉnh như sau:

 (1) Giá vốn hàng bán tăng lên và Hàng tồn kho giảm đi một khoản 14.000.000đ; Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN không phải là 30.000.000đ mà là 16.000.000đ {130.000.000đ – (100.000.000đ + 14.000.000đ)}; Chi phí thuế TNDN hiện hành không phải là 8.400.000đ mà chỉ là 4.480.000đ (16.000.000đ x 28%); Lợi nhuận sau thuế TNDN không phải là 21.600.000đ mà chỉ là 11.520.000đ (16.000.000đ – 4.480.000đ).

 (2) Do ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kế toán nên số dư đầu năm 20X5 các TK 156, TK 333, TK 421 được điều chỉnh như sau:

Số dư Có đầu năm TK 333 giảm:  3920.000đ (8.400.000 – 4.480.000);

Số dư Có đầu năm TK 421 giảm:   10.080.000đ (21.600.000 – 11.520.000) và

Số dư Nợ đầu năm TK 156 giảm: 14.000.000đ.

 (3) Khi lập báo cáo tài chính năm 20X5, công ty BASA phải điều chỉnh lại số liệu báo cáo của năm 20X5 và điều chỉnh lại thông tin so sánh của năm 20X5, như sau:

Số liệu báo cáo sau điều chỉnh

Bảng số 02

(Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu

Năm 20X5

Năm 20X4

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 

 

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN

Chi phí thuế TNDN hiện hành

Lợi nhuận sau thuế TNDN

100.000.000

80.000.000

20.000.000

6.000.000

14.000.000

130.000.000

114.000.000

16.000.000

4.480.000

11.520.000

Bảng cân đối kế toán

31/12/20X5

31/12/20X4

Hàng tồn kho

 

 

Hàng tồn kho

136.000.000

86.000.000

Nợ phải trả

 

 

Thuế và các khoản phải trả Nhà nước

11.080.000

8.080.000

Vốn chủ sở hữu

 

 

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

5.000.000

5.000.000

Lợi nhuận chưa phân phối

18.920.000

4.920.000

 

Sau khi điều chỉnh số liệu sẽ là: Hàng tồn kho tại ngày 31/12/20X4 là 86.000.000đ (100.000.000đ–14.000.000đ), ngày 31/12/20X5 là 136.000.000đ (150.000.000đ– 14.000.000đ); Do giá vốn hàng bán ghi tăng 14.000.000đ dẫn đến Thuế phải trả Nhà nước giảm 3.920.000đ (14.000.000đ x 28%) nên Thuế phải trả Nhà nước tại ngày 31/12/20X4 là 8.080.000đ (12.000.000đ- 3.920.000đ), tại ngày 31/12/20X5 là 11.080.000đ (15.000.000đ- 3.920.000đ). Do giá vốn hàng bán ghi tăng 14.000.000đ dẫn đến Lợi nhuận để lại năm 20X4 sẽ giảm đi 10.080.000đ (14.000.000đ x 72%) nên Lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/20X4 sau khi điều chỉnh là 4.920.000đ (15.000.000đ – 10.080.000đ) và lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/20X5 sau khi điều chỉnh là 18.920.000đ (29.000.000đ – 10.080.000đ).

Thuyết minh báo cáo tài chính năm 20X5 sẽ phải trình bày các phần chủ yếu sau:

(1) – Biến động vốn chủ sở hữu:

Bảng số 03

(Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu

Số dư tại ngày 1/1/20X4

Số dư tại ngày 31/12/20X4

Số dư tại ngày 31/12/20X5

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

5.000.000

         5.000.000

5.000.000

Lợi nhuận chưa phân phối

 

4.920.000

18.920.000

Cộng

5.000.000

9.920.000

23.920.000

(2)- Số liệu báo cáo trước điều chỉnh và số liệu báo cáo sau điều chỉnh (Theo các bảng  số 01 và 02).

(3) Thuyết minh kèm theo:

Do thay đổi phương pháp tính giá xuất của hàng tồn kho từ phương pháp nhập trước, xuất trước sang phương pháp bình quân gia quyền nên năm 20X4 giá vốn hàng bán tăng và hàng tồn kho giảm 14.000.000đ, thay đổi này làm báo cáo tài chính của năm 20X4 bị ảnh hưởng như sau:

Bảng số 04

Khoản mục báo cáo

  Ảnh hưởng của thay đổi chính sách kế toán đến:

 

 

 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 20X4

+ Giá vốn hàng bán tăng

+ Chi phí thuế TNDN giảm

+ Lợi nhuận sau thuế TNDN giảm

14.000.000

3.920.000

10.080.000

 

Bảng Cân đối kế toán ngày 31/12/20X4

+ Hàng tồn kho giảm

+ Thuế TNDN phải trả giảm

+ Lợi nhuận chưa phân phối giảm

14.000.000

3.920.000

10.080.000

Ví dụ về điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu

       Công ty Hoa Lan có năm tài chính đầu tiên từ ngày 1/1/20X3 đến ngày 31/12/20X3

           – Trong năm 20X5, Công ty Hoa Lan phát hiện thấy một số thành phẩm trị giá 6.500.000đ đã bán trong năm 20X4 nhưng vẫn được theo dõi trên sổ kế toán TK 155 (chưa ghi xuất kho để bán) và được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán ngày 31/12/20X4.

          – Lợi nhuận chưa phân phối đầu năm 20X4 là 20.000.000đ; Lợi nhuận chưa phân phối cuối năm 20X4 là 34.000.000đ (20.000.000đ + 14.000.000đ); Giả sử thuế suất thuế TNDN là 28%; Công ty  không có các khoản thu nhập và chi phí nào khác;

Công ty Hoa Lan có số liệu báo cáo tài chính chưa điều chỉnh sai sót của các năm như sau:

Bảng số 05

Chỉ tiêu

Năm 20X5

Năm 20X4

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 

 

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN

Chi phí thuế TNDN hiện hành

Lợi nhuận sau thuế TNDN

104.000.000

80.000.000

24.000.000

6.720.000

17.280.000

73.500.000

53.500.000

20.000.000

5.600.000

14.400.000

Bảng cân đối kế toán

31/12/20X5

31/12/20X4

Hàng tồn kho

 

 

Hàng tồn kho

150.000.000

100.000.000

Nợ phải trả

 

 

Thuế và các khoản phải trả Nhà nước

15.000.000

12.000.000

Vốn chủ sở hữu

 

 

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

5.000.000

5.000.000

Lợi nhuận chưa phân phối

50.800.000

34.000.000

 

 

Do ảnh hưởng của việc điều chỉnh sai sót, số liệu báo cáo tài chính năm 20X4 được điều chỉnh như sau:

        (1) Số phát sinh TK 632 tăng lên và số dư Nợ TK 155 giảm đi một khoản 6.500.000đ; Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN không phải là 20.000.000đ mà là 13.500.000đ {73.500.000đ – (53.500.000đ + 6.500.000đ)}; Chi phí thuế TNDN hiện hành không phải là 5.600.000đ mà là 3.780.000đ (13.500.000đ x 28%); Lợi nhuận sau thuế TNDN không phải là 14.400.000đ mà là 9.720.000đ (13.500.000đ – 3.780.000đ).

          (2) Do ảnh hưởng của việc điều chỉnh sai sót nói trên nên số dư đầu năm 20X5 các TK 155, TK 333, TK 421 được điều chỉnh như sau:

                      Số dư Có đầu năm TK 333 giảm: 1.820.000đ (5.600.000 – 3.780.000);

                      Số dư Có đầu năm TK 421 giảm: 4.680.000đ (14.400.000 – 9.720.000) và

                           Số dư Nợ đầu năm TK 155 giảm: 6.500.000đ

 

         (3) Khi lập báo cáo tài chính năm 20X5, công ty Hoa Lan phải điều chỉnh sai sót và điều chỉnh lại số liệu báo cáo năm 20X5 và năm 20X4, như sau:

 

Số liệu báo cáo sau điều chỉnh:

Bảng số 06

                                                                                                    (Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu

Năm 20X5

Năm 20X4

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 

 

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giá vốn hàng bán

     Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN

Chi phí thuế TNDN hiện hành

Lợi nhuận sau thuế TNDN

104.000.000

80.000.000

           24.000.000

6.720.000

17.280.000

73.500.000

60.000.000

              13.500.000

3.780.000

           9.720.000

Bảng cân đối kế toán

31/12/20X5

31/12/20X4

Hàng tồn kho

 

 

Hàng tồn kho

143.500.000

93.500.000

Nợ phải trả

 

 

Thuế và các khoản phải trả Nhà nước

13.180.000

10.180.000

Vốn chủ sở hữu

 

 

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

5.000.000

5.000.000

Lợi nhuận chưa phân phối

46.120.000

29.320.000

          Sau khi điều chỉnh số liệu sẽ là : Hàng tồn kho tại ngày 31/12/20X4 là 93.500.000đ (100.000.000đ-6.500.000đ), tại ngày 31/12/20X5 là 143.500.000đ (150.000.000đ- 6.500.000đ). Do giá vốn hàng bán ghi tăng 6.500.000đ dẫn đến Thuế phải trả Nhà nước giảm 1.820.000đ (6.500.000đ x 28%) nên Thuế phải trả Nhà nước tại ngày 31/12/20X4 là 10.180.000đ (12.000.000đ-1.820.000đ), tại ngày 31/12/20X5 là 13.180.000 (15.000.000đ- 1.820.000đ). Do giá vốn hàng bán ghi tăng 6.500.000đ dẫn đến Lợi nhuận để lại năm 20X4 giảm đi 4.680.000đ (6.500.000đ x 72%) nên Lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/20X4 sau khi điều chỉnh là 29.320.000đ (34.000.000đ – 4.680.000đ) và Lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/20X5 là 46.120.000đ (50.800.000đ – 4.680.000đ).

Thuyết minh báo cáo tài chính năm 20X5 sẽ phải trình bày các phần chủ yếu sau:

(1) – Biến động vốn chủ sở hữu

Bảng số 07

 (Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu

Số dư tại ngày 31/12/20X3

Số dư tại

ngày 31/12/20X4

Số dư tại ngày 31/12/20X5

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

5.000.000

5.000.000

5.000.000

Lợi nhuận chưa phân phối

20.000.000

29.320.000

46.120.000

Cộng

25.000.000

34.320.000

51.120.000

(2)- Số liệu báo cáo trước điều chỉnh và số liệu báo cáo sau điều chỉnh (Theo các Bảng 05 và 06)

(3) Thuyết minh kèm theo:

       Do có một số thành phẩm trị giá 6.500.000đ đã bán trong năm 20X4 nhưng vẫn được trình bày trong hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/20X4 nên báo cáo tài chính trong năm 20X4 được điều chỉnh như sau:

Bảng số 08

Khoản mục báo cáo

Ảnh hưởng của sai sót đến

           

 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 20X4

+ Giá vốn hàng bán tăng

+ Chi phí thuế TNDN giảm

+ Lợi nhuận chưa phân phối giảm

6.500.000

1.820.000

4.680.000

 

Bảng Cân đối kế toán ngày 31/12/20X4

+ Hàng tồn kho giảm

+ Thuế TNDN phải trả giảm

+ Lợi nhuận chưa phân phối giảm

6.500.000

1.820.000

4.680.000

 

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.