Hướng dẫn Hạch toán Chiết khấu thương mại

Bài viết hướng dẫn Hạch toán Chiết khấu thương mại – Hướng dẫn chi tiết có ví dụ minh họa đính kèm để người đọc hiểu trình tự.

1/ Tình huống

Tình huống này xảy ra khi doanh nghiệp phát sinh Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn (Theo VAS 14). Như vậy, điều kiện của Chiết khấu thương mại là khách mua hàng với số lượng lớn.

2/ Nguyên tắc hạch toán và tài khoản sử dụng

2.1/ Với bên bán

Tài khoản 5211

Điều 81. Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.

b) Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau:

– Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh;

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:

+ Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).

+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).

c) Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:

– Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).

– Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như:

+ Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;

+ Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.

d) Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:

– Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần).

– Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất…

đ) Đối với hàng bán bị trả lại, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.

e) Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

Bên Nợ:

– Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;

– Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;

– Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán

Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2

– Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ

– Tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ.

– Tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ

Phương pháp kế toán

a) Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm)

Có các TK 111,112,131,…

– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Có các TK 111, 112, 131,…

2.2/ Với bên mua

Trích dẫn thông tư 200/2014/TT-BTC - Phương pháp kế toán

Tham khảo điều 25, 26, 27, 28, 29

b) Kế toán nguyên vật liệu trả lại cho người bán, khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được khi mua nguyên vật liệu:

– Trường hợp trả lại nguyên vật liệu cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (nếu công cụ, dụng cụ còn tồn kho)

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang)

Có TK 156 – Hàng hóa (nếu hàng còn tồn kho)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

– Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua nguyên, vật liệu (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của nguyên vật liệu để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số nguyên vật liệu còn tồn kho, số đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm hoặc cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:

Nợ các TK 111, 112, 331,….

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (nếu NVL còn tồn kho)

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (nếu công cụ, dụng cụ còn tồn kho)

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang)

Có TK 156 – Hàng hóa (nếu hàng còn tồn kho)

Có các TK 621, 623, 627, 154 (nếu NVL đã xuất dùng cho sản xuất)

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (nếu NVL đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu sản phẩm do NVL đó cấu thành đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ)

Có các TK 641, 642 (NVL dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

3/ Ví dụ minh họa và chứng từ kế toán

Ví dụ, theo chương trình bán hàng từ 1/1 – 30/6/N, theo bảng tổng kết doanh số hưởng chiết khấu, công ty TNHH Manabox Việt Nam áp dụng cho công ty TNHH Gonnapass số tiền 25.968.008 đ, thuế GTGT 10% 2.596.801 đ và lập hóa đơn chiết khấu dưới đây

 

Mẫu hồ sơ chiết khấu thương mại

4/ Bút toán ghi sổ cụ thể

Như vậy, doanh nghiệp xác định số chiết khấu ghi nhận theo bút toán sau

  • Tại công ty TNHH Manabox Việt Nam: Ghi nhận là 1 khoản Giảm trừ doanh thu
    • Nợ TK 5211: 25.968.008 đ
    • Nợ TK 3331: 2.596.801 đ
    • Có TK 131: 28.564.809 đ
  • Tại công ty TNHH Gonnapass: Ghi nhận là 1 khoản Giảm trừ giá trị hàng mua, giả sử toàn bộ hàng hóa mua về vẫn đang tồn kho thì Gonnapass hạch toán
    • Nợ TK 331: 28.564.809 đ
    • Có TK 156: 25.968.008 đ
    • Có TK 133: 2.596.801 đ

5/ Rủi ro thuế với Chiết khấu thương mại

Tham khảo bài viết sau

Chiết khấu thương mại có phải đăng ký không? Hồ sơ hợp lý?

Hóa đơn điện tử chiết khấu thương mại

Dịch vụ làm hồ sơ chiết khẩu thương mại

Dịch vụ làm hồ sơ chiết khẩu thương mại sẽ giúp khách hàng đảm bảo giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định pháp luật về kế toán và thuế có liên quan đến việc thực hiện chính sách chiết khấu thương mại của Công ty đồng thời có hồ sơ lưu trữ, giải trình với cơ quan Thuế và nhà nước khi có yêu cầu.

Khi sử dụng chúng tôi sẽ cung cấp trọn bộ hồ sơ cho quý khách hàng dựa trên tình huống thực tiễn tại doanh nghiệp bao gồm:

1. Thư quản lý tư vấn về một số vấn đề liên quan đến Chiết khấu thương mại tại công ty
2. Các công văn của Cục thuế (Cơ quan quản lý thuế trực tiếp của công ty) và Tổng Cục thuế về vấn đề tương tự
3. Hồ sơ Chiết khấu thương mại mẫu, bao gồm
- Thỏa thuận chiết khấu thương mại
- Biên bản xác nhận số tiền chiết khấu
- Bảng kê các số hóa đơn áp dụng chiết khấu thương mại

Liên hệ với chúng tôi nếu bạn vẫn còn vướng mắc. Chúng tôi sẽ tư vấn giải đáp vấn đề của bạn, và đề xuất giải pháp một cách cặn kẽ, phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của bạn.



    Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

    Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

    _______________

    Công ty TNHH Manabox Việt Nam
    Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

      Liên hệ với chúng tôi




      You cannot copy content of this page.

      Please contact with Manabox for more support.