IFRS 15 Kế toán giao dịch bán hàng: Bán hàng có quyền trả lại (Có ví dụ)

Khi phát sinh giao dịch bán hàng có quyền lại trả lại sản phẩm, doanh thu chỉ được ghi nhận cho những sản phẩm không dự kiến sẽ bị trả lại, và cần phải ghi nhận nghĩa vụ hoàn trả và tài sản cho quyền thu hồi sản phẩm. Các khoản hoàn trả và tài sản được đánh giá lại tại cuối mỗi kỳ báo cáo, dựa trên giá trị dự kiến và chi phí thu hồi sản phẩm. Việc đổi sản phẩm không được coi là trả lại sản phẩm, và các trường hợp sản phẩm lỗi phải được xem xét theo hướng dẫn bảo hành.

Ví dụ minh họa Bán hàng có quyền trả lại

Dưới đây là một ví dụ minh họa cho giao dịch bán hàng có quyền trả lại theo IFRS 15, quy định về ghi nhận doanh thu: 

Công ty A bán đồ nội thất chi tiết giao dịch:

  • Ngày bán: 15 tháng 6, 2024
  • Tổng số lượng bán: 100 chiếc ghế
  • Giá mỗi đơn vị: $50
  • Tổng giá trị bán hàng: $5,000

Chính sách trả hàng: Khách hàng có thể trả lại ghế trong vòng 30 ngày vì bất kỳ lý do gì. Giả sử chi phí hàng bán cho mỗi đơn vị là $30 và chi phí thu hồi dự kiến là $5 mỗi đơn vị

Dữ liệu lịch sử và kỳ vọng: Dựa trên kinh nghiệm trước đây, Công ty A kỳ vọng tỷ lệ trả hàng là 10% đối với các giao dịch tương tự.

Kế toán theo IFRS 15 như sau:

  1. Ghi nhận doanh thu tại thời điểm bán hàng:

    • Tổng số hàng dự kiến trả lại: 10 đơn vị (10% của 100 đơn vị)
    • Doanh thu được công nhận: Doanh thu từ 90 đơn vị, vì dự kiến sẽ có 10 đơn vị được trả lại.
    • Doanh thu công nhận: 90 đơn vị x $50/đơn vị = $4,500
  2. Ghi nhận nghĩa vụ trả hàng và tài sản trả hàng:

    • Nghĩa vụ trả hàng (tại thời điểm bán): Cho số hàng dự kiến trả lại, tính là 10 đơn vị x $50/đơn vị = $500.
    • Tài sản trả hàng: Được ghi nhận tại chi phí của hàng dự kiến trả lại, điều chỉnh cho bất kỳ chi phí nào dự kiến để thu hồi hàng hóa. Giả sử chi phí hàng bán cho mỗi đơn vị là $30 và chi phí thu hồi dự kiến là $5 mỗi đơn vị, tài sản sẽ được tính là (10 đơn vị x ($30 – $5)) = $250.

Bút toán tại thời điểm bán hàng:

  • Nợ Tài khoản Tiền/Nợ phải thu: $5,000
    • Có TK Doanh thu bán hàng: $4,500
    • Có TK Dự phòng phải trả (Nghĩa vụ trả hàng): $500
  • Nợ TK Giá vốn hàng bán: $2,700 (90 đơn vị x $30)
    • Có TK Hàng tồn kho: $2,700
  • Nợ TK Tài sản Quyền trả hàng: $250
    • Có Hàng tồn kho (hoặc tài khoản Chi phí thu hồi nếu tách biệt): $250

Điều chỉnh sau thời gian trả hàng: Sau thời gian 30 ngày trả hàng, bất kỳ điều chỉnh nào cần thiết dựa trên số lượng hàng trả thực tế sẽ ảnh hưởng đến doanh thu được công nhận, nghĩa vụ trả hàng và tài sản trả hàng.

Ví dụ này đơn giản hóa một số phức tạp có thể phát sinh trong các ứng dụng thực tế, chẳng hạn như điều chỉnh biến động hoặc điều chỉnh giá trị thời gian, nhưng nó nắm bắt được cách tiếp cận cơ bản mà IFRS 15 yêu cầu để xử lý các bán hàng có quyền trả lại.

English Example

Company A sells Furniture, transaction Details:

  • Date of Sale: June 15, 2024
  • Total Units Sold: 100 units of chairs
  • Price per Unit: $50
  • Total Sale Value: $5,000
  • Return Policy: Customers can return the chairs within 30 days for any reason.
  • Historical Data and Expectations: Based on past experience, Company A expects a 10% return rate on similar transactions.

Accounting Under IFRS 15:

  1. Revenue Recognition at Point of Sale:

    • Total Expected Returns: 10 units (10% of 100 units)
    • Revenue to be Recognized: Revenue from 90 units, since 10 units are expected to be returned.
    • Recognized Revenue: 90 units x $50/unit = $4,500
  2. Return Liability and Asset Recognition:

    • Return Liability (at the point of sale): For the expected returns, this is calculated as 10 units x $50/unit = $500.
    • Right of Return Asset: This is recorded at the cost of the expected returns, adjusted for any expected costs to recover the goods. Assume the cost of goods sold per unit is $30 and expected recovery costs are $5 per unit, the asset would be calculated as (10 units x ($30 – $5)) = $250.

Journal Entries at the Time of Sale:

  • Debit Accounts Receivable: $5,000
    • Credit Sales Revenue: $4,500
    • Credit Return Liability: $500
  • Debit Cost of Goods Sold: $2,700 (90 units x $30)
    • Credit Inventory: $2,700
  • Debit Right of Return Asset: $250
    • Credit Inventory (or Recovery Cost account if separate): $250

Adjustments Post-Return Period: After the 30-day return period, any adjustments needed based on the actual returns will affect the recognized revenue, return liability, and the right of return asset.

This example simplifies some of the complexities that might arise in real-world applications, such as variable consideration adjustments and time value adjustments, but it captures the core approach required by IFRS 15 for handling sales with rights of return.

Một số thuật ngữ

Quyền thụ hưởng: Consideration

Trích dẫn bản dịch tiếng Việt đoạn Bán hàng có quyền trả lại

B20          Trong một số hợp đồng, đơn vị chuyển giao quyền kiểm soát sản phẩm cho khách hàng và đồng thời cấp cho khách hàng quyền trả lại sản phẩm với nhiều lý do khác nhau (như không hài lòng với sản phẩm) và nhận lại bất kỳ một kết hợp nào giữa các yếu tố sau:

(a)   hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản thanh toán đã thực hiện;

(b)   khoản tín dụng mà khách hàng có thể sử dụng để cấn trừ với số tiền nợ đơn vị ở hiện tại hoặc trong tương lai; và

(c)   đổi lấy một sản phẩm khác.

B21     Để kế toán việc chuyển giao sản phẩm có quyền trả lại (và một số dịch vụ cung cấp mà khách hàng có thể được hoàn trả) đơn vị phải ghi nhận tất cả:

(a)     Doanh thu đối với sản phẩm đã chuyển giao theo giá trị của khoản thanh toán mà đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng (do đó doanh thu sẽ không được ghi nhận cho những sản phẩm dự kiến bị trả lại);

(b)   Nghĩa vụ hoàn trả; và

(c)   Một tài sản (và điều chỉnh tương ứng đối với giá vốn hàng bán) cho quyền thu hồi sản phẩm từ khách hàng khi thực hiện nghĩa vụ hoàn trả.

B22        Cam kết của đơn vị sẵn sàng chấp nhận một sản phẩm bị trả lại trong thời hạn không được kế toán như một nghĩa vụ thực hiện, bên cạnh đó đơn vị phải ghi nhận nghĩa vụ hoàn trả.

B23        Đơn vị phải áp dụng các quy định tại các đoạn 47-72 (bao gồm các quy định về hạn chế giá trị ước tính của khoản thanh toán biến đổi tại các đoạn 56-58) để xác định giá trị của khoản thanh toán mà đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng (nghĩa là không tính các sản phẩm dự kiến sẽ bị trả lại). Đối với bất kỳ giá trị nào đã nhận được (hoặc sẽ nhận được) mà đơn vị dự kiến không có quyền thụ hưởng, đơn vị không được ghi nhận doanh thu khi chuyển giao sản phẩm cho khách hàng mà phải ghi nhận là nghĩa vụ hoàn trả. Sau đó, tại thời điểm cuối kỳ báo cáo, đơn vị phải cập nhật kết quả đánh giá của mình về giá trị mà đơn vị dự kiến có quyền thụ hưởng thông qua việc trao đổi sản phẩm và thực hiện thay đổi tương ứng đối với giá giao dịch, do đó thay đổi giá trị doanh thu đã ghi nhận.

B24        Đơn vị phải cập nhật việc đo lường nghĩa vụ hoàn trả tại thời điểm kết thúc mỗi kỳ báo cáo do những thay đổi về giá trị dự kiến phải hoàn trả . Đơn vị phải ghi nhận các khoản điều chỉnh tương ứng đối với doanh thu (hoặc các khoản giảm trừ doanh thu).

B25        Một tài sản được ghi nhận cho quyền thu hồi sản phẩm từ khách hàng khi thực hiện nghĩa vụ hoàn trả phải được đo lường giá trị ban đầu bằng cách tham chiếu đến giá trị ghi sổ trước đó của sản phẩm (ví dụ như hàng tồn kho) trừ đi các chi phí dự kiến để thu hồi các sản phẩm đó (bao gồm các khoản giảm giá trị tiềm tàng của các hàng hóa bị trả lại). Tại thời điểm kết thúc mỗi kỳ báo cáo, đơn vị phải cập nhật việc đo lường tài sản phát sinh từ những thay đổi dự kiến về sản phẩm bị trả lại. Đơn vị phải trình bày tài sản này riêng biệt với nghĩa vụ hoàn trả.

B26        Việc khách hàng đổi một sản phẩm này lấy một sản phẩm khác cùng loại, cùng chất lượng, tình trạng và giá (ví dụ, đổi lấy một sản phẩm có màu sắc hoặc kích cỡ khác) không được coi là trả lại cho mục đích áp dụng Chuẩn mực này.

B27        Các hợp đồng mà khách hàng có thể trả lại một sản phẩm lỗi để đối lấy sản phẩm hoạt động tốt phải được xem xét phù hợp với hướng dẫn về bảo hành theo quy định tại các đoạn B28-B33.

English Version – Trích dẫn gốc bản tiếng Anh

B20 In some contracts, an entity transfers control of a product to a customer and also grants the customer the right to return the product for various reasons (such as dissatisfaction with the product) and receive any combination of the following:

(a) a full or partial refund of any consideration paid;

(b) a credit that can be applied against amounts owed, or that will be owed, to the entity; and

(c) another product in exchange.

To account for the transfer of products with a right of return (and for some services that are provided subject to a refund), an entity shall recognise all of the following:

(a) revenue for the transferred products in the amount of consideration to which the entity expects to be entitled (therefore, revenue would not be recognised for the products expected to be returned);

(b) a refund liability; and

(c) an asset (and corresponding adjustment to cost of sales) for its right to recover products from customers on settling the refund liability.

An entity’s promise to stand ready to accept a returned product during the return period shall not be accounted for as a performance obligation in addition to the obligation to provide a refund.

An entity shall apply the requirements in paragraphs 47–72 (including the requirements for constraining estimates of variable consideration in paragraphs 56–58) to determine the amount of consideration to which the entity expects to be entitled (ie excluding the products expected to be returned). For any amounts received (or receivable) for which an entity does not expect to be entitled, the entity shall not recognise revenue when it transfers products to customers but shall recognise those amounts received (or receivable) as a refund liability. Subsequently, at the end of each reporting period, the entity shall update its assessment of amounts for which it expects to be entitled in exchange for the transferred products and make a corresponding change to the transaction price and, therefore, in the amount of revenue recognised.

An entity shall update the measurement of the refund liability at the end of each reporting period for changes in expectations about the amount of refunds. An entity shall recognise corresponding adjustments as revenue (or
reductions of revenue).

An asset recognised for an entity’s right to recover products from a customer on settling a refund liability shall initially be measured by reference to the former carrying amount of the product (for example, inventory) less any
expected costs to recover those products (including potential decreases in the value to the entity of returned products). At the end of each reporting period, an entity shall update the measurement of the asset arising from changes in expectations about products to be returned. An entity shall present the asset separately from the refund liability.

Exchanges by customers of one product for another of the same type, quality, condition and price (for example, one colour or size for another) are not considered returns for the purposes of applying this Standard.

Contracts in which a customer may return a defective product in exchange for a functioning product shall be evaluated in accordance with the guidance on warranties in paragraphs B28–B33.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.