Về cơ bản, hoạt động kiểm toán giúp giảm hiểu rủi ro về thông tin được cung cấp bị sai lệch; tăng cường độ tin cậy của thông tin kế toán và góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế, tài chính. Bài viết Giới thiệu cơ bản về kiểm toán dễ hiểu nhất
Nội dung bài viết
Kiểm toán là gì?
Tùy theo từng loại hình kiểm toán, khái niệm về kiểm toán được định nghĩa riêng. Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011:
Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
Như vậy, ý kiến cuối cùng của kiểm toán viên không phải khẳng định một thông tin là Đúng hay Sai mà chỉ khẳng định thông tin đó có phù hợp với các tiêu chuẩn không. Như vậy, chúng ta cần hiểu đại lượng mô tả mức độ ảnh hưởng của thông tin, là tính “trọng yếu”. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 200- “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính”, giải thích: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính”
Rủi ro trong kiểm toán
Kết quả của các cuộc kiểm toán thường được đề cập là ý kiến của Kiểm toán về thông tin. Do đó, thực tế luôn tồn tại các rủi ro dẫn tới kiểm toán viên đưa ra ý kiến bị sai lệch.
Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà chuyên gia kiểm toán đưa ra ý kiến không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai phạm trọng yếu. (ISA 400)
Để có thể phân loại các rủi ro và từ đó có biện pháp phòng tránh rủi ro phù hợp, rủi ro kiểm toán được tính bằng tổng hợp của 03 loại rủi ro gồm
AR = IR * CR * DR
- Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk): Có thể hiểu cơ bản, rủi ro này xuất phát từ các đặc tính thuộc về bản chất hoạt động của đối tượng bị kiểm toán, dù rằng có hay không có kiểm soát nội bộ như Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, quy mô tổng thể, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, quy mô tài chính…
- Rủi ro kiểm soát (Control Risk): Là rủi ro mà sai phạm (trọng yếu) không được ngăn chặn kể cả khi đã có hệ thống kiểm soát nội bộ (Môi trường kiểm soát, Hệ thống kế toán, nhân sự, tổ chức; thủ tục, trình tự kiểm soát…)
- Rủi ro phát hiện (Detection Risk): Là rủi ro mà kiểm toán viên không phát hiện ra các sai phạm trọng yếu do trình độ, năng lực, kinh nghiệm của KTV; sự xét đoán sai lệch, phương pháp, phạm vi kiểm toán không thích hợp; sự gian lận từ BGĐ
Để đánh giá rủi ro kiểm toán: kiểm toán viên xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho từng khoản mục và áp dụng các biện pháp thử nghiệm.
Biện pháp phòng ngừa rủi ro (Các thử nghiệm)
Thử nghiệm kiểm soát
Sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu lực thì kiểm toán viên thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
Thử nghiệm kiểm soát (còn được gọi là thử nghiệm tuân thủ) là những thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ
- Sự thiết kế phù hợp
- Sự vận hành hữu hiệu
Thực chất của phương pháp này là KTV tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu, khoanh vùng rủi ro, xác định trọng tâm, phương hướng kiểm toán. Sau khi nghiên cứu, KTV phải trả lời được câu hỏi “Liệu công việc kiểm toán tiếp theo có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ không? Mức độ thoả mãn về kiểm soát trong từng trường hợp cụ thể?
Thử nghiệm cơ bản
Đây là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng có liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán và xử lý thông tin cung cấp. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc tiến hành các thử nghiệm (thử nghiệm cơ bản), các đánh giá đều dựa vào các số liệu, các thông tin trên BCTC và hệ thống kế toán. Nội dung của thử nghiệm cơ bản gồm
Phân tích tổng quát
Thao thác này được tiến hành khi lập kế hoạch kiểm toán và khi hoàn tất kiểm toán, giúp KTV có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động và tình hình tài chính, phát hiện những điều không hợp lý, những điều bất bình thường, những biến động lớn và những trọng tâm trọng yếu. Thủ tục phân tích: chủ yếu sử dụng dưới dạng phân tích ước tính
Kiểm tra chi tiết
KTV kiểm tra trực tiếp (trên cơ sở chọn mẫu) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay số dư tài khoản, xem xét, đánh giá mức độ chính xác, hoặc tính hợp pháp hợp lệ của các nghiệp vụ. Thủ tục kiểm tra chi tiết: áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ và thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp về các khía cạnh cơ sở dẫn liệu của nghiệp vụ (6 yếu tố) và số dư tài khoản (7 yếu tố)
- Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết.
- Bước 2: Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết
- Bước 3: Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn.
- Bước 4: Đánh giá bằng chứng kiểm toán.
- Bước 5: Xử lý chênh lệch kiểm toán
Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 200, đoạn 13, các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:
-
Tuân thủ pháp luật của Nhà nước
-
Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
-
Tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán
-
Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi nghề nghiệp
Quy trình kiểm toán
Theo tài liệu của VACPA về Chu trình kiểm toán mẫu thì quy trình kiểm toán được chia thành 03 giai đoạn:
(1) Kế hoạch kiểm toán;
(2) Thực hiện kiểm toán; và
(3) Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo.
Các cột dọc màu xanh nhạt chỉ các hoạt động kiểm toán xuyên suốt toàn bộ giai đoạn của cuộc kiểm toán. Ô màu xanh da trời đậm là các bước kiểm toán và giấy làm việc của bước này bắt buộc phải được Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán ký soát xét. Các ô màu hồng bao quanh là các yếu tố chi phối toàn bộ cuộc kiểm toán.
Chuẩn mực kiểm toán việt nam số 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh – quy định: “Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán..”
Ý kiến kiểm toán
Đọc bài viết sau
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.