Ý kiến kiểm toán là kết quả cuối cùng của quá trình kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) của một doanh nghiệp. Nó phản ánh đánh giá của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của thông tin tài chính được trình bày trong BCTC. Dưới đây là tóm tắt cách trình bày ý kiến kiểm toán trên báo cáo kiểm toán. Có bốn loại ý kiến kiểm toán mà kiểm toán viên có thể đưa ra trong báo cáo kiểm toán:
Nội dung bài viết
Ý kiến chấp nhận toàn phần (Unqualified Opinion)
Ý kiến ngoại trừ, chấp nhận từng phần (Qualified Opinion)
Ý kiến có điều chỉnh (Qualified Opinion) được đưa ra khi có một hoặc một số vấn đề cụ thể trong báo cáo tài chính mà không tuân thủ hoàn toàn với các nguyên tắc kế toán chấp nhận được, nhưng những vấn đề đó không lan rộng đến toàn bộ báo cáo
Ý kiến từ chối (Disclaimer of Opinion)
Kiểm toán viên đưa ra ý kiến này khi không có đủ thông tin để hình thành một ý kiến, hoặc khi sự không chắc chắn là quá lớn đến mức không thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính
Ý kiến trái ngược (Adverse Opinion)
Đây là ý kiến nghiêm trọng nhất, chỉ ra rằng báo cáo tài chính có sai sót đáng kể và không phản ánh đúng tình hình tài chính của công ty
Mẫu Template ý kiến kiểm toán
TRÌNH BÀY BÁO CÁO KIỂM TOÁN |
||||
Đoạn trên BCKT |
Chấp nhận toàn phần |
Ý kiến ngoại trừ |
Ý kiến trái ngược |
Từ chối đưa ra ý kiến |
– Tên và địa chỉ CTKT – Số hiệu BCKT – Tiêu đề BCKT – Người nhận BCKT |
|
|
|
|
Đoạn mở đầu |
Chúng tôi đã kiểm toán BCTC kèm theo của Cty …., được lập ngày … tháng … năm 2014, từ trang .. đến trang .., bao gồm Bảng CĐKT tại ngày 31 tháng 12 năm 20xx, Báo cáo KQHĐKD, Báo cáo LCTT cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh BCTC. |
|||
Trách nhiệm của BGĐ |
Ban Giám đốc Cty: – Chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý BCTC của Cty theo Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC. – Chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày BCTC ko có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. |
|||
Trách nhiệm của KTV |
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các Chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu BCTC của Cty có còn sai sót trọng yếu hay ko. Công việc kiểm toán bao gồm: – Thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên BCTC. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của KTV, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, KTV đã xem xét kiểm soát nội bộ của Cty liên quan đến việc lập và trình bày BCTC trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên ko nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Cty. |
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, do vấn đề mô tả tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi đã ko thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. |
||
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi. |
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán: – Ngoại trừ – Chấp nhận toàn phần về T.hình t.chính và ý kiến kiểm toán ngoại trừ về KQHĐKD và LCTT của chúng tôi. |
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán trái ngược của chúng tôi. |
|
|
Cơ sở của ý kiến |
|
Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ Mô tả các vấn đề (giải thích tại sao) dẫn đến việc KTV đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ. |
Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược Mô tả các vấn đề (giải thích tại sao) dẫn đến việc KTV đưa ra ý kiến kiểm toán trái ngược. |
Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến Mô tả các vấn đề (giải thích tại sao) dẫn đến việc KTV đưa ra ý kiến kiểm toán từ chối. |
– Nếu sai sót trọng yếu liên quan đến số liệu cu thể của BCTC => KTV phải mô tả và định lượng ảnh hưởng về mặt tài chính của sai sót đó (ảnh hưởng như thế nào đến tài sản, nợ phải trả, lợi nhuận…). Nếu không định lượng được cũng phải nêu rõ tại sao không định lượng được. – Nếu sai sót trọng yếu liên quan đến TM bằng lời, KTV phải giải thích rõ thuyết minh đó bị sai sót như thế nào. – Nếu sai sót trọng yếu liên quan đến đến việc không thuyết minh, KTV phải thảo luận với BQ trị, mô tả tính chất thông tin bỏ sót và trình bày thông tin này nếu có thể thực hiện và có bằng chứng. – Nếu việc đưa ra ý kiến không phải chấp nhận toàn phần do KTV không thu thập được đầy đủ BCKT thích hợp, KTV phải trình bày lý do tại sao không thu thập được bằng chứng?
|
||||
Ý kiến kiểm toán |
Khuôn khổ về trình bày hợp lý: Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20×1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Khuôn khổ về tuân thủ: Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính của Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12 /20×1 đã được lập trên các khía cạnh trọng yếu, tuân thủ [khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng].
|
– Nếu đưa ra ý kiến ngoại trừ Ý kiến kiểm toán ngoại trừ Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của các vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Cty tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 cũng như KQHĐKD và tình hình LCTT cho năm tài chính kết thúc cùng ngày phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam (trình bày chế độ kế toán Cty áp dụng) và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC. – Nếu đưa ra ý kiến ngoại trừ về KQHĐKD và tình hình LCTT và ý kiến chấp nhận toàn phần về t.hình tài chính thì phần ý kiến kiểm toán trình bày như sau: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ về kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ các ảnh hưởng có thể có của vấn đề nêu trong đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, Báo cáo KQHĐKD và Báo cáo LCTT đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu KQKD và tình hình LCTT cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2013 phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC. Ý kiến chấp nhận toàn phần về tình hình tài chính Theo ý kiến của chúng tôi, Bảng CĐKT đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Cty tại ngày 31/12/2013 phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC. |
Theo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược”, BCTC đã ko phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Cty…. tại ngày … cũng như KQHĐKD và tình hình LCTT cho năm tài chính kết thúc cùng ngày… không phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam (trình bày chế độ kế toán Cty áp dụng) và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC. |
– Từ chối đưa ra ý kiến của toàn bộ BCTC: Do tầm quan trọng của các vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi ko thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Do đó, chúng tôi ko thể đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC tổng hợp giữa niên độ đính kèm. – Chấp nhận toàn phần T.hình t.chính và từ chối đưa ra ý kiến về tình hình kinh doanh và LCTT: + Đoạn Từ chối đưa ra ý kiến về tình hình kinh doanh và LCTT: Do tầm quan trọng của các vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi ko thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về KQHĐKD và LCTT. Do đó, chúng tôi ko thể đưa ra ý kiến kiểm toán về Báo cáo KQHĐKD và Báo cáo LCTT đính kèm. + Đoạn Ý kiến chấp nhận toàn phần T.hình t.chính: Theo ý kiến của chúng tôi, Bảng CĐKT đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu T.hình t.chính của Cty tại ngày… phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam (trình bày chế độ kế toán Cty/Doanh nghiệp áp dụng) và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC.
|
Vấn đề cần nhấn mạnh |
Trình bày các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh phù hợp trong BCTC mà theo xét đoán của KTV, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được BCTC. – Ví dụ 1: Lưu ý về khả năng hoạt động liên tục Chúng tôi muốn lưu ý người đọc đến thuyết minh số … trong Bản thuyết minh BCTC về khoản lỗ thuần ………. VND của Công ty trong năm tài chính kết thúc ngày … tháng … năm …. và tại ngày đó, các khoản nợ ngắn hạn của Công ty đã vượt quá tổng tài sản của Công ty là ………. VND. Những điều kiện này, cùng những vấn đề khác được nêu trong thuyết minh số …, cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty. – Ví dụ 2: Lưu ý về một vụ kiện Chúng tôi lưu ý người đọc đến thuyết minh số … trong Bản thuyết minh BCTC, trong đó mô tả sự không chắc chắn liên quan đến kết quả của vụ kiện mà Công ty bị Công ty ….. kiện. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ của chúng tôi không liên quan đến vấn đề này.
|
|||
Vấn đề khác |
Trình bày các vấn đề khác, ngoài các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong BCTC, mà theo xét đoán của KTV, vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của KTV hoặc về Báo cáo kiểm toán. Ví dụ: – Trường hợp liên quan đến sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán. – Trường hợp có sự khác biệt giữa thông tin trên BCTC với thông tin đính kèm theo BCTC (thư của chủ tịch HĐQT, Các báo cáo thường niên của HĐQT…) è KTV phải đọc hết tất cả các thông tin đính kèm theo BCTC. Nếu có sự khác biệt thì phải tìm hiểu nguyên nhân. Và sau khi làm rõ sự khác biệt là do thông tin đính kèm không chính xác thì yêu cầu đơn vị phải sửa lại các thông tin đính kèm. Nếu đơn vị không đồng ý sửa thì phải nêu ra sự khác biệt đó tại đoạn vấn đề khác trên báo cáo kiểm toán. – BCTC năm/kỳ trước do công ty kiểm toán khác thực hiện và dạng ý kiến là chấp nhận toàn phần, ngoại trừ (nêu các vấn đề và lý do của việc ngoại trừ), chưa được kiểm toán, hay do Kiểm toán nhà nước thực hiện (nêu tóm tắt kết luận của Kiểm toán Nhà nước). – Báo kiểm toán được phát hành lại thay cho Báo cáo kiểm toán…. è Giải thích nguyên nhân phát hành lại. – BCTC năm trước có sai sót trọng yếu mà báo cáo kiểm toán năm trước không có nêu. => KTV năm nay phát hiện, điều chỉnh và thuyết minh. => Lưu ý người đọc về những điều đã được mô tả lại tại thuyết minh: Như một phần của cuộc kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/2013 chúng tôi đã kiểm toán những điều chỉnh được mô tả tại thuyết minh số … trong Bản thuyết minh BCTC được áp dụng để sửa đổi BCTC kết thúc ngày 31/12/2012. Theo ý kiến của chúng tôi, những điều chỉnh này là hợp lý và đã được áp dụng thích hợp. Ngoài việc kiểm tra những điều chỉnh này, chúng tôi không thực hiện kiểm toán, soát xét hay áp dụng bất kỳ thủ tục kiểm toán nào đối với BCTC kết thúc ngày 31/12/2012 của cty… và theo đó, chúng tôi không đưa ra ý kiến hay một hình thức đảm bảo nào khác về BCTC kết thúc ngày 31/12/2012 xét trên phương diện tổng thể.
|
Ý kiến kiểm toán giúp các bên liên quan, như nhà đầu tư và cơ quan quản lý, hiểu rõ về độ tin cậy của báo cáo tài chính và có thể bao gồm các khuyến nghị hoặc chỉ ra các vấn đề cần được chú ý
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.