Mẫu biểu và hạch toán chi phí thuê nhà

Bài viết hướng dẫn hạch toán kế toán, cung cấp mẫu hợp đồng thuê nhà, văn phòng và một số lưu ý thường gặp đối với chi phí thuê nhà, văn phòng.

Tình huống

Tình huống này xảy ra khi doanh nghiệp phát sinh nhu cầu sử dụng dịch vụ thuê mặt bằng là nhà ở cho cán bộ nhân viên người lao động và cần ghi nhận chi phí trên sổ sách kế toán 

Hạch toán kế toán

Quy định pháp lý tại Thông tư 200/2014/TT-BTC
ABC

Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ (đối với doanh nghiệp xây lắp)

Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu,…

Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,… (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.

Điều 47. Tài khoản 242 – Chi phí trả trước

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau.

b) Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước, gồm:

  • – Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán.
  • – Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;
  • – Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,…) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;
  • – Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;
  • – Chi phí đi vay trả trước về lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu ngay khi phát hành;
  • – Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm;
  • – Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính;
  • – Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;
  • – Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;
  • – Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán. Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình được ghi nhận ngay là chi phí sản xuất kinh doanh, không ghi nhận là chi phí trả trước.

c) Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.

d) Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.

đ) Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ, trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ chắc chắn nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch).

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 242 – Chi phí trả trước

Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước phát sinh trong kỳ.

Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã tính vào chi phí SXKD trong kỳ.

Số dư bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

a) Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều kỳ, ghi: Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 153, 331, 334, 338,…

Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 635, 641, 642

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

b) Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều kỳ, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112,…

– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, chi phí trả trước bao gồm cả thuế GTGT

Thông thường, chi phí thuê nhà thường được phân bổ vào chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp, tùy theo mục đích sử dụng của khu vực thuê. Tiêu thức phân bổ tham khảo: diện tích sử dụng, ….

Ghi nhận chi phí thuê:

Nợ TK 642702/TK 627701: Giá trị thuê 

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

Có TK 3311: Tổng giá trị nợ phải trả

Ví dụ minh họa và chứng từ kế toán

Công ty phát sinh chi phí thuê căn hộ cho chuyên gia người nước ngoài là người lao động nắm giữ chức vụ quản lý tại doanh nghiệp cho 03 tháng từ 14/1/N đến 13/4/N với giá chưa thuế GTGT là 72.296.363 đ/tháng, thuế GTGT 10%, công ty đã chuyển khoản trả trước tiền thuê cho 03 tháng nên nhà cung cấp lập hóa đơn cho toàn bộ số tiền thuê nhận trước như dưới đây.

Hướng dẫn hạch toán

Do chuyên gia nước ngoài là người lao động giữ chức vụ quản lý tại doanh nghiệp nên thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Công ty hạch toán như sau

  • Tại ngày 14/1/N: 
    • Nợ TK 242: 238.578.000 đ
      • Có TK 112: 238.578.000 đ
    • (Số phân bổ 01 tháng: 238.578.000 đ/3 = 79.526.000 đ)
  • Tại ngày 31/1/N: Phân bổ 1/2 tháng: 79.526.000 đ/2 = 39.763.000 đ)
    • Nợ TK 6427: 39.763.000 đ
      • Có TK 242: 39.763.000 đ
  • Tại ngày 28/2/N và 31/3/N
    • Nợ TK 6427: 79.526.000 đ 
      • Có TK 242: 79.526.000 đ
  • Tại ngày 30/4/N
    • Nợ TK 6427: 39.763.000 đ
      • Có TK 242: 39.763.000 đ

Khấu trừ thuế GTGT tiền nhà của người nước ngoài

Mẫu hợp đồng thuê nhà/ văn phòng

1. Hop dong thue VP

Một số lưu ý với chi phí thuê nhà/văn phòng.

  • – Đảm bảo hồ sơ pháp lý để người cho thuê có quyền cho thuê bất động sản cho thuê\
  • – Một số điều kiện để chi phí thuê nhà của cá nhân được tính là chi phí được trừ

Chi phí thuê nhà của cá nhân được trừ – Documents for House rental

Tính thuế TNCN với tiền nhà (Có ví dụ) – PIT for housing income

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.