Một số nội dung về lập kế hoạch thuế – Tax Planning Summary

Lập kế hoạch thuế là một phần quan trọng của quản lý tài chính doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa mức thuế phải nộp mà không vi phạm luật pháp. Dưới đây là một số nội dung cơ bản khi lập kế hoạch thuế:

Vì sao cần phải lập kế hoạch thuế

Thuế ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp bởi vì các quyết định nhìn chung đều dựa vào giá trị hiện tại đã được điều chỉnh rủi ro của các dòng tiền sau thuế. Mặt khác, việc nộp thuế cho nhà nước là khoản được ưu tiên cao trong các dòng tiền của doanh nghiệp để tránh các hệ lụy về pháp lý. Điều này cho thấy thuế không chỉ là một khoản phải thanh toán bắt buộc mà còn là khoản phải thanh toán nhanh và đúng hạn.

Nhà quản lý cần am hiểu về thuế để tối ưu hóa gánh nặng thuế, qua đó cải thiện kết quả kinh doanh. Hiểu biết về luật thuế và cách tuân thủ chúng giúp họ ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn và nâng cao hiệu quả công việc. Họ có trách nhiệm xác định nghĩa vụ thuế của mình và có thể tận dụng tư vấn thuế để phát hiện và giải quyết vấn đề kịp thời.

Mục đích của lập kế hoạch thuế

Bản chất, kế hoạch thuế nhằm vào tối ưu hóa trách nhiệm thuế hơn là tối thiểu hóa trách nhiệm thuế. Mục đích ở đây là đạt được lợi ích tối đa từ chi phí và rủi ro.

  • Hoạch định thuế có thể gây ra rủi ro, bởi vì việc thay đổi hoạt động để tiết kiệm thuế
    • Ví dụ: chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty có nhiều công ty con) thường làm tăng chi phí quản lý trong dài hạn và tạo ra những kết quả không ổn định do Luật thuế có thể thay đổi và nhiều quy định về thuế lại không rõ ràng.
  • Đối với những hoạt động kinh doanh của công ty tại nhiều nước thì những sự xem xét đến chính sách thuế của từng quốc gia liên quan cũng cần phải được thực hiện.
    • Ví dụ: Tại sao lợi nhuận kinh doanh đạt được ở Singapore (nơi có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp) lại chưa được chuyển hết về Việt Nam (nơi có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn)? Bởi vì, nếu chuyển thu nhập về Việt Nam thì doanh nghiệp cần phải nộp thêm thuế thu nhập doanh nghiệp ngay lập tức
    • Hoặc những hoạt động của công ty tại Hà Nội lại không được chuyển tất cả lên Lào Cai (nơi được hưởng ưu đãi thuế suất, tức là có thuế suất thấp hơn Hà Nội)? Một lý do chính đó là chi phí di chuyển hoặc một số lý do khác quan trọng ảnh hưởng đến quyết định như là lao động, đối tác, nhà cung cấp, hệ thống hạ tầng, môi trường…

Các hình thức kế hoạch thuế

Kế hoạch thuế thường được dựa vào việc khai thác những lợi thế của hoặc giá trị thời gian của tiền tệ (ví dụ: áp dụng các biện pháp hoãn thuế) hoặc sự khác nhau về thuế suất (ví dụ: sự chênh lệch thuế suất do có sự khuyến khích, ưu đãi thuế). Kế hoạch tiết kiệm thuế thông thường xảy ra trong các trường hợp sự tạo lập cơ sở kinh doanh, sự chuyển đổi hoạt động, sự tính toán thời gian và sự phân chia cơ sở thuế.

Sự tạo lập cơ sở kinh doanh

Đây là một hình thức kế hoạch thuế nhằm khai thác những lợi thế của ưu đãi thuế đó là việc chuyển một hoạt động sang một tổ chức khác được hưởng thuế suất thuế thấp hơn.

  • Ví dụ: Chuyển trụ sở về hoạt động ở những khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn nơi được hưởng mức thuế suất ưu đãi hơn

Sự chuyển đổi hoạt động

Đây là một hình thức kế hoạch thuế thể hiện sự chuyển đổi hoạt động sang những hoạt động có lợi thế về thuế đối với thu nhập hoặc tài sản được tạo ra.

  • Ví dụ: Quảng cáo để bán hàng sẽ tạo ra thu nhập thường xuyên và bị đánh thuế ngay và sẽ tạo ra hình ảnh của công ty và kèm theo là tài sản thương hiệu (tài sản vô hình), khoản này chưa bị đánh thuế ngay mà chỉ bị đánh thuế khi tài sản vô hình này được bán 

Sự tính toán thời gian

Đây là một hình thức kế hoạch thuế thể hiện những kỹ thuật chuyển thu nhập bị đánh thuế (cơ sở thuế) sang kỳ tiếp sau, điều này sẽ làm tăng giá trị hiện tại của dòng tiền.

  • Ví dụ trường hợp xác định kế hoạch chuyển lỗ sang những năm sau hợp lý sẽ làm giảm trách nhiệm thuế phát sinh.
  • Ví dụ: Khấu hao nhanh cho phép tăng chi phí được trừ của tài sản cố định trong những năm đầu và vì vậy đã trì hoãn được khoản thuế phải nộp sang những năm sau.

Ví dụ: Công ty Manabox và cả đối thủ cạnh tranh lớn nhất đều mong muốn mua máy móc, thiết bị mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị là 1.000.000.000 đồng. Giả sử thời gian khấu hao theo phương pháp đường thẳng là trong 5 năm (20%)

    • Công ty Manabox áp dụng trích khấu hao nhanh theo Thông tư 45/2013/TT-BTC (mức khấu hao được trích lớn gấp đôi) thì chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế cũng cao hơn và có lợi hơn về tiền thuế là 80.000.000 đồng (= 2 x 20% x 1.000.000.000 x 20%)
    • Đối thủ cạnh tranh đang bị lỗ và đang muốn chuyển lỗ sang các năm sau (chưa phải nộp thuế) thì không được sử dụng khấu hao nhanh cho thiết bị này
    • Như vậy công ty Manabox có thể sử dụng lợi thế này để mua máy móc thiết bị, giảm giá bán sản phẩm hoặc đầu tư vào những dự án mới.
  • Những thay đổi chắc chắn về thuế: Giả sử biết chắc rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm vào ngày 1/1/N. Bây giờ là tháng 12/N-1 thì công ty có thể trì hoãn một số khoản thu nhập cho đến năm sau để khai thác lợi thế về giảm thuế suất.
    • Ví dụ: Công ty đang xem xét việc bán một lô hàng với lãi là 20 tỷ đồng. Năm N-1, công ty phải chịu thuế suất thuế TNDN là 20%, nhưng năm N có chính sách giảm thuế, công ty chịu thuế suất thuế TNDN là 10% thì công ty sẽ điều chỉnh thời gian của giao dịch này lùi lại vào năm sau để khai thác lợi thế về thuế. Điều này đã tiết kiệm cho công ty: 20 x 20% – 20 x 10% = 2 tỷ đồng

Sự phân chia cơ sở thuế

Sự phân chia thể hiện những kỹ thuật phân tán cơ sở thuế ra cho hai hoặc nhiều đối tượng nộp thuế để khai thác những sự khác nhau về thuế suất.

  • Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân có mức thuế suất cao nhất là 35% nhưng thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% thì nếu với khoản thu nhập 700.000.000 đồng, có 02 phương án của chủ doanh nghiệp là
Phương án Phương án 1: Trả lương thông qua công ty số tiền 672.000.000 Phương án 2: Hưởng lợi tức sau thuế  Chênh lệch
Thuế TNDN phát sinh

(700.000.000 – 672.000.000) x 20% = 28.000.000 x 20% = 5.600.000

700.000.000 x 20% = 140.000.000 -134.400.000
Thuế TNCN phát sinh [(672.000.000 – 132.000.000)/12 x 25% – 3.250.000] x 12 = 96.000.000

0 96.000.000
Tổng cộng thuế 101.600.000 đồng 140.000.000 đồng -38.400.000

Giá trị tăng thêm

Mối quan hệ của các luồng tiền với sổ sách kế toán được minh họa trong ví dụ sau:

  • Giả sử một công ty mua một khu đất trong năm nay và đầu tư vào khu đất này 20 tỷ đồng.
  • Cuối năm sau công ty bán khu đất này với giá là 50 tỷ đồng.
  • Thu nhập sau thuế của công ty trước khi có giao dịch bán khu đất và trước khi chi thù lao cho cán bộ quản lý không phục vụ hoạt động kinh doanh tương ứng là: năm nay 200 tỷ đồng và năm sau 220 tỷ đồng.
  • Có 10 triệu cổ phiếu phổ thông của công ty đang lưu hành. Nhà quản lý nhận chi thưởng bằng 5% thu nhập sau thuế. Công ty phải chịu mức thuế suất thuế TNDN là 25%.

Khi đó, ảnh hưởng giá trị tăng thêm từ giao dịch bán khu đất là (đơn vị tính: 1.000.000 đồng):

Loại

Luồng tiền

Thu nhập tài chính năm N

Luồng tiền

Thu nhập tài chính năm N+1

Giá vốn

Giá bán

Thu nhập

Thuế TNDN:

(25%)(50.000 -20.000)

Chi thù lao quản lý không được trừ:

(5%)(30.000)(1-25%)a

Luồng tiền thuần

Những thay đổi về thu nhập

Thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phiếu:

(21.375)/(10)

<20.000>

 

 

 

<20.000>

 

50.000

 

<7.500>

 

<1.125>

41.375

30.000

 

<7.500>

 

<1.125>

 

21.375

 

2.137,5 đồng

aDo chi thưởng lấy từ thu nhập sau thuế (Chi phí không được trừ)

Giá trị tăng thêm, luồng tiền và giá trị theo thời gian

Một nguyên lý của kinh doanh đó là một đồng thu nhập bây giờ sẽ có giá trị hơn một đồng thu nhập sau đó. Nếu thuế suất và cơ sở thuế không thay đổi, nhà quản lý thuế cần có kế hoạch trì hoãn thu nhập và gia tăng chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Đó chính là giá trị hiện tại (NPV) của khoản thuế dự tính mà nhà quản lý nên tính toán để tối thiểu hóa. Điều này cho thấy rằng không chỉ các luồng tiền  mà còn cả các luồng tiền chiết khấu nên được sử dụng để xác định liệu một giao dịch có làm tăng giá trị sau thuế của công ty hay không.

Ví dụ: Một công ty có thể thực hiện một trong hai khoản đầu tư. Cả hai khoản này được thực hiện trong 3 năm và có cùng luồng tiền trước thuế thu về là 10.000.000 đồng/năm.

  • Tổng số thuế của khoản đầu tư đầu tiên là 6.000.000 đồng (mỗi năm trả 2.000.000 đồng).
  • Tổng số thuế đối với khoản đầu tư thứ hai cũng là 6.000.000 đồng, nhưng tất cá khoản thuế này được chi trả trong năm cuối cùng.
  • Nếu công ty có 10% chi phí vốn, vì vậy giá trị hiện tại của thuế đối với khoản đầu tư thứ nhất là: 2.000.000/(0,9091) + 2.000.000/(0,8264) + 2.000.000/(0,7513) = 4.973.600 đồng (nhân tố giá trị hiện tại cho một năm là 1/(1+r)n = 1/(1,1)1 = 0,9091 và năm thứ hai là 1/(1,1)2=0,8264.
  • Đối với khoản đầu tư thứ hai, giá trị hiện tại của thuế là 6.000.000/(0,7513)=4.507.800 đồng.
  • Vì vậy, chúng ta có thể thấy giá trị thời gian của sự trì hoãn thuế và khoản đầu tư thứ hai có giá trị tăng thêm lớn hơn 

Lập kế hoạch thuế không chỉ giúp giảm thiểu nghĩa vụ thuế mà còn đảm bảo tuân thủ luật lệ, giúp cá nhân và doanh nghiệp tận dụng tối đa các ưu đãi và tránh rủi ro pháp lý liên quan đến thuế.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.