Một số phương pháp định giá công ty giản đơn mà bạn có thể xem xét dưới đây. Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào mục đích định giá cũng như thông tin sẵn có về công ty. Doanh nghiệp được coi là một loại hàng hóa thông thường vì nó có 2 thuộc tính cơ bản của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng doanh nghiệp còn là loại hàng hóa đặc biệt được giao dịch mua bán trên thị trường. Như vậy, giá trị của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai.
Nội dung bài viết
- 1 Phương pháp tài sản thuần (Giá Trị Sổ Sách Book Value)
- 2 Phân Tích Dòng Tiền Chiết Khấu (Discounted Cash Flows – DCF)
- 3 Vốn Hóa Thị Trường (Market Capitalization)
- 4 Giá Trị Doanh Nghiệp (Enterprise Value – EV)
- 5 Phương Pháp Thu Nhập (Earnings Approach)
- 6 Giá Trị Hiện Tại Của Một Dòng Tiền Tăng Trưởng Vĩnh Cửu (Present Value of a Growing Perpetuity)
Phương pháp tài sản thuần (Giá Trị Sổ Sách Book Value)
Để xác định tổng giá trị doanh nghiệp, chúng ta đi xác định tổng giá trị của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
Khi đó: V0 = VA
- V0 là tổng giá trị doanh nghiệp
- VA là giá trị của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp hiện có
Người ta đưa ra hai cách xác định VA như sau:
- + Cách thứ nhất: Dựa vào số liệu về tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm định giá để xác định. Giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp này thường chỉ là những thông tin, số liệu mang tính lịch sử có tính chất tham khảo trong quá trình vận dụng các phương pháp khác.
- + Cách thứ hai: Đánh giá lại giá trị tài sản theo giá thị trường tại thời điểm định giá. Để xác định giá trị tài sản theo giá thị trường, trước hết người ta loại ra khỏi danh mục đánh giá những tài sản không cần thiết và không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Sau đó tiến hành đánh giá số tài sản còn lại theo giá thị trường.
– Để xác định giá trị doanh nghiệp của chủ sở hữu, áp dụng công thức sau, phương pháp này dựa trên thông tin từ bảng cân đối kế toán của công ty, lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả để tìm ra giá trị sổ sách
VE =V0 – VD
Trong đó:
- VE: Giá trị doanh nghiệp thuộc về chủ sở hữu;
- V0 : Tổng giá trị doanh nghiệp
- VD: Giá trị các khoản nợ.
Phân Tích Dòng Tiền Chiết Khấu (Discounted Cash Flows – DCF)
Đây là quá trình ước tính giá trị của công ty dựa trên dòng tiền mà công ty dự kiến sẽ tạo ra trong tương lai
Vốn Hóa Thị Trường (Market Capitalization)
Phương pháp này tính toán bằng cách nhân giá cổ phiếu hiện tại của công ty với tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Phương pháp dòng tiền chiết khấu được cụ thể hoá bằng các phương pháp:
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền lợi nhuận sau thuế.
Cơ sở của các phương pháp này đều xuất phát trực tiếp từ quan niệm cho rằng giá trị doanh nghiệp được đo bằng tổng giá trị hiện tại của khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai được chiết khấu theo tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư.
Giá Trị Doanh Nghiệp (Enterprise Value – EV)
Giá trị doanh nghiệp được tính bằng cách cộng vốn hóa thị trường với nợ và trừ đi tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt
Phương Pháp Thu Nhập (Earnings Approach)
Phương pháp này dựa trên khả năng sinh lời của công ty, thường là thông qua việc sử dụng bội số P/E (giá trên thu nhập) để định giá
Giá Trị Hiện Tại Của Một Dòng Tiền Tăng Trưởng Vĩnh Cửu (Present Value of a Growing Perpetuity)
Phương pháp này sử dụng để định giá công ty dựa trên dòng tiền tương lai mà công ty dự kiến sẽ tạo ra, điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ chiết khấu
Để có kết quả chính xác nhất, trong thực tế nhà thẩm định thường cần phải kết hợp nhiều phương pháp định giá khác nhau.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.