Khi làm kế toán tại công ty vàng bạc đá quý, có một số điểm quan trọng cần lưu ý là xác định đối tượng kinh doanh, hàng hóa dịch vụ: Vàng thường được hạch toán vào tài khoản 156. Khi mua vàng, cần lập bảng kê mua vào hàng ngày và khi bán ra, ghi nhận doanh thu và giá vốn.
Nội dung bài viết
Lưu ý về thuế
Doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý cũng áp dụng các chính sách thuế theo phương pháp kê khai tương tự như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, trừ việc phải sử dụng phương pháp trực tiếp trên GTGT để tính thuế, sử dụng hóa đơn bán hàng
Thuế GTGT phải nộp = (1) Giá trị gia tăng x (2) Thuế suất thuế GTGT áp dụng (10%)
(1) Giá trị gia tăng = (1a) Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra – (1b) Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng
(1a) Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra bao gồm cả tiền công chế tác, thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng
(1b) Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào là giá bao gồm thuế GTGT
Ngoài ra, lưu ý
+ Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý
+ Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm.
+ Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau
Lưu ý về kế toán tại công ty vàng bạc đá quý
Về cơ bản doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý có thể áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp như thông tư 200/2014/TT-BTC… Hoạt động tương tự công ty thương mại
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Việt Anh gia nhập Manabox từ năm 2017 và hiện đang làm Giám đốc vận hành tại Manabox Việt Nam. Với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả.