Cụm công nghiệp và Khu công nghiệp là hai khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực phát triển công nghiệp tại Việt Nam, nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau cả về quy mô, mục tiêu phát triển, cũng như các chính sách ưu đãi và quản lý. Bài viết phân biệt cụm công nghiệp và Khu công nghiệp
So sánh |
Khu công nghiệp |
Cụm công nghiệp |
Cơ sở pháp lý điều chỉnh |
Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế |
Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp |
Quyết định thành lập |
Thủ tướng Chính Phủ |
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
Quy Mô và Cơ Sở Hạ Tầng |
Khu công nghiệp thường có quy mô lớn, với cơ sở hạ tầng được quy hoạch bài bản và đầu tư đồng bộ, thường bao gồm các khu vực sản xuất, dịch vụ, và hỗ trợ |
Quy mô nhỏ hơn, tập trung vào việc phục vụ sản xuất quy mô nhỏ và vừa và cơ sở hạ tầng thường không đồng bộ và đa dạng như khu công nghiệp |
Quản Lý |
Được quản lý bởi một đơn vị quản lý khu công nghiệp, thường là một tổ chức do Nhà nước ủy quyền (Ví dụ: Ban quản lý Khu công nghiệp) |
Được quản lý trực tiếp bởi chính quyền địa phương và thường ít chuyên nghiệp hơn |
Mục Tiêu và Đối Tượng |
Hướng tới các doanh nghiệp lớn và có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung vào các ngành công nghiệp quy mô lớn và công nghệ cao |
Chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu theo định hướng phát triển riêng của từng địa phương. |
Ưu Đãi |
Thường hưởng các ưu đãi lớn về thuế, đất đai, và hỗ trợ khác từ Chính phủ (Với thuế TNDN: Có quy định cụ thể về miễn, giảm thuế TNDN với KCN không nằm trên địa bàn thuận lợi) |
Ưu đãi thuế và hỗ trợ có thể ít hơn so với khu công nghiệp, nhưng vẫn có những chính sách nhất định nhằm khuyến khích phát triển (Với thuế TNDN: Không có quy định cụ thể riêng về miễn, giảm thuế TNDN) (*) |
Trích công văn 4626/TCT-CS
Căn cứ các quy định nêu trên, pháp luật thuế TNDN không quy định ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư tại Khu công nghiệp theo mức áp dụng địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Do vậy, thu nhập của các doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư tại khu Công nghiệp, Cụm công nghiệp không được áp dụng ưu đãi thuế TNDN như địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn.
(*) Tuy nhiên, từ năm 2021, theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cụm công nghiệp được thành lập theo quy định của Chính Phủ cũng được xác định ưu đãi thuế TNDN theo địa bàn khó khăn:
DANH MỤC ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)
STT |
Tỉnh |
Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn |
Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn |
55 |
|
Khu kinh tế, khu công nghệ cao (kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quy định của Chính phủ) |
Khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp được thành lập theo quy định của Chính phủ |
Trích công văn 30177:
…nếu địa bàn kinh doanh và sản xuất của Công ty hoạt trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp và được thành lập theo quy định của Chính phủ thì được xét là địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP .
Tóm lại, sự khác biệt chính giữa cụm công nghiệp và khu công nghiệp nằm ở quy mô, mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng, quản lý, và đối tượng mục tiêu. Khu công nghiệp phù hợp cho các doanh nghiệp lớn và công nghệ cao, trong khi cụm công nghiệp phục vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường tập trung vào nhu cầu của thị trường địa phương.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.