Ưu đãi thuế cụm công nghiệp – Industrial Cluster

Có nhiều quy định khác nhau về ưu đãi thuế đối với cụm công nghiệp so với ưu đãi đối với khu công nghiệp tại Việt Nam thường bao gồm các khuyến khích như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế…

Phân biệt cụm công nghiệp và Khu công nghiệp?

Cụm công nghiệp và Khu công nghiệp là hai khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực phát triển công nghiệp tại Việt Nam, nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau cả về quy mô, mục tiêu phát triển, cũng như các chính sách ưu đãi và quản lý. Tham khảo bài viết sau

Phân biệt cụm công nghiệp và Khu công nghiệp

Ưu đãi thuế với cụm công nghiệp

Update 6/5/2024 – Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 32/2024/NĐ-CP

Quy định ưu đãi đối với dự án đầu án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp có nội dung như sau:

1. Cụm công nghiệp là địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư. 
2. Việc áp dụng các ưu đãi đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về thuế, pháp luật về tín dụng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp pháp luật quy định các mức ưu đãi khác nhau thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

Từ năm 2021, theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cụm công nghiệp được thành lập theo quy định của Chính Phủ cũng được xác định ưu đãi thuế TNDN theo địa bàn khó khăn:

DANH MỤC ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

STT

Tỉnh

Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn

55

 

Khu kinh tế, khu công nghệ cao (kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quy định của Chính phủ)

Khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp được thành lập theo quy định của Chính phủ

Trích công văn 30177:

…nếu địa bàn kinh doanh và sản xuất của Công ty hoạt trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp và được thành lập theo quy định của Chính phủ thì được xét là địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP .

Trước đây, Cụm công nghiệp không được quy định là địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP và theo chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nên không được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Trước đó, Dự thảo

Ngoài ra, cần lưu ý rằng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp đang được Bộ Công thương trình và lấy ý kiến, tóm tắt dự thảo này có một số điểm lưu ý:

  • Cụm công nghiệp được xem xét là địa bàn ưu đãi đầu tư, đặc biệt nếu nằm trong Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật trong cụm công nghiệp thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt được ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật trong cụm công nghiệp được miễn thuê đất trong 15 năm sau thời gian được miễn thuê đất trong giai đoạn xây dựng cơ bản và có thể được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư. Dự án này cũng được hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
  • Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được miễn thuê đất trong 7 năm và cũng được hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
  • Trong trường hợp dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật và dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi khác nhau, áp dụng mức ưu đãi cao nhất.
  • Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong cụm công nghiệp được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước. Địa phương UBND cấp tỉnh sẽ chỉ đạo việc thực hiện chương trình hỗ trợ này và quyết định đầu tư, hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào cụm công nghiệp từ ngân sách địa phương và ngân sách trung ương bổ sung, với mục tiêu cụ thể cho địa phương.
  • Đối với các cụm công nghiệp do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã làm chủ đầu tư, ngân sách nhà nước hỗ trợ không quá 30% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, và phần vốn hỗ trợ này không được tính vào tổng vốn đầu tư của dự án để tính giá thuê đất hoặc giá sử dụng hạ tầng đối với các dự án đầu tư trong cụm công nghiệp.

Về tiền thuê đất và chính sách khác

Tham khảo công văn 10000/CT-TTHT: …trường hợp Công ty có Dự án đầu tư mới sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật thì:

  • + Về tiền thuê đất: Được miễn tiền thuê đất 7 năm theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ: Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được miễn tiền thuê đất 7 năm và hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhiều mức ưu đãi thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.”
  • + Việc xử lý tiền bồi thường giải phóng mặt bằng: thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước:

Điều 6. Xử lý tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng

1. Đối với trường hợp Quỹ phát triển đất ứng vốn cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá hoặc không thông qua hình thức đấu giá và không thuộc trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất thì người được Nhà nước cho thuê đất phải nộp tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Việc hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Quỹ phát triển đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Trường hợp không cân đối được ngân sách để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, khi cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc người được Nhà nước cho thuê đất trả trước tiền thuê đất tương ứng với số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và số tiền này được quy đổi ra số năm, tháng hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền thuê đất hàng năm.

2. Đối với trường hợp Quỹ phát triển đất ứng vốn cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để cho thuê đất và thuộc trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất thì việc hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Quỹ phát triển đất được thực hiện như sau:

a) Trường hợp thuộc đối tượng được miễn toàn bộ tiền thuê đất trong thời gian thuê đất theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP, người được Nhà nước cho thuê đất phải hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào ngân sách nhà nước và khoản chi phí này được tính vào vốn đầu tư của dự án. Việc hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Quỹ phát triển đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Trường hợp thuộc đối tượng được miễn, giảm một phần tiền thuê đất theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP, người được Nhà nước cho thuê đất phải hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào ngân sách nhà nước và được trừ vào số tiền thuê đất phải nộp trong trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc được quy đổi ra số năm, tháng hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền thuê đất đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo chính sách và giá đất tại thời điểm được Nhà nước cho thuê đất; số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án. Việc hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Quỹ phát triển đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp người được Nhà nước cho thuê đất tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được trừ số tiền đã ứng trước vào tiền thuê đất phải nộp theo phương án được phê duyệt.

Trường hợp số tiền ứng trước về bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vượt quá tiền thuê đất phải nộp thì chỉ được trừ bằng tiền thuê đất phải nộp; số còn lại được tính vào vốn đầu tư của dự án.

Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng đã ứng trước theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được trừ vào tiền thuê đất phải nộp, được quy đổi theo chính sách và giá đất tại thời điểm được Nhà nước cho thuê đất và được xác định là thời gian đã hoàn thành việc nộp tiền thuê đất hàng năm.Bổ sung

5. Cơ quan tài chính thực hiện ghi thu, ghi chi số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng mà người được Nhà nước cho thuê đất đã tự nguyện ứng trước được trừ vào tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp theo quy định tại pháp luật về ngân sách nhà nước.

Văn bản pháp lý

Để hiểu rõ hơn về các chính sách ưu đãi thuế đối với cụm công nghiệp cụ thể, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông qua các nguồn thông tin chính thức của Chính phủ Việt Nam hoặc tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia pháp lý và thuế.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.