Phân tích tài chính khi đánh giá rủi ro thuế

Phân tích tài chính giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và đánh giá khả năng tuân thủ các quy định thuế.

MẪU PHÂN TÍCH THÔNG TIN CHUYÊN SÂU NGƯỜI NỘP THUẾ CỦA CƠ QUAN THUẾ

Tải tại đây: Mau phan tich thong tin NNT qua kiem tra thanh tra thue_QLT

Các tiêu chí tài chính trong đánh giá rủi ro về thuế

Chỉ tiêu

Công thức

Nội dung

Đánh giá

Nguồn dữ liêu

Tiêu chí 1: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần

Lợi nhuận từ hoạt động KD/ Doanh thu thuần *100%

Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.

Các doanh nghiệp cùng ngành nghề có tỷ lệ càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, rủi ro càng thấp.

Báo cáo kết quả sản xuất kình doanh

Tiêu chí 2: Tỷ lệ (lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay)/ doanh thu thuần

(Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay)/ Doanh thu thuần *100%

Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.

Các doanh nghiệp cùng ngành nghề có tỷ lệ càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, rủi ro càng thấp

Báo cáo kết quả sản xuất kình doanh

Tiêu chí 3: Tỷ lệ số Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm trong kỳ/ Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Thuế TNDN được miễn giảm trong kỳ / Thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh*100%

Phản ánh trong kỳ doanh nghiệp có số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm so với thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh,.

Tỷ lệ càng cao, rủi ro càng cao

Tờ khai quyết toán thuế TNDN

Tiêu chí 4: Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận trước thuế / Vốn chủ sở hữu *100%

Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.

Các doanh nghiệp cùng ngành nghề có tỷ lệ càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, rủi ro càng thấp.

Báo cáo kết quả sản xuất kình doanh

Bảng cân đối kế toán

Tiêu chí 5: Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần

Trị giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần *100%

Phản ánh trình độ kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.

Trình độ quản lý càng cao tức tỷ lệ càng thấp thì rủi ro càng thấp.

Báo cáo kết quả sản xuất kình doanh

 

Tiêu chí 6: Tỷ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu thuần

Chi phí bán hàng/ Doanh thu thuần *100%

Phản ánh trình độ kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.

Trình độ quản lý càng cao tức tỷ lệ càng thấp thì rủi ro càng thấp.

Báo cáo kết quả sản xuất kình doanh

 

Tiêu chí 7: Tỷ lệ chi phí quản lý/ doanh thu thuần

Chi phí quản lý/ Doanh thu thuần *100%

Phản ánh trình độ kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.

Trình độ quản lý càng cao tức tỷ lệ càng thấp thì rủi ro càng thấp.

Báo cáo kết quả sản xuất kình doanh

 

Tiêu chí 8: Tỷ lệ Tổng dự phòng so với tổng chi phí sản xuất kinh doanh

Tổng dự phòng/ Tổng chi phí sản xuất kinh doanh *100%

Phản ánh tỷ lệ các khoản dự phòng được trích lập đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

 

Tỷ lệ càng cao rủi ro càng cao:

+ Lớn hơn 10% -> Rủi ro cao

+ Từ 5% đến dưới 10% => Rủi ro vừa

+ Từ 1% đến dưới 5% => Rủi ro thấp

+ Từ dưới 1% => Rủi ro rất thấp

Báo cáo kết quả sản xuất kình doanh

Bảng cân đối kế toán

Tiêu chí 9: Tỷ lệ Tổng doanh thu GTGT hàng hoá dịch vụ bán ra so với Tổng doanh thu thuần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ và Thu nhập khác

[Tổng doanh thu GTGT – (Tổng doanh thu thuần + Thu nhập khác)] / (Tổng doanh thu thuần + Thu nhập khác) * 100%

Phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu GTGT của hàng hoá dịch vụ bán ra với Doanh thu tính thuế TNDN.

Tỷ lệ này biến động càng lớn thì rủi ro càng cao

+ Lớn hơn 10% -> Rủi ro cao

+ Từ trên 5% đến 10% => Rủi ro vừa

+ Từ trên 1% đến 5% => Rủi ro thấp

+ Từ 1% trở xuống => Rủi ro rất thấp

 

+ Báo cáo kết quả sản xuất kình doanh

+ Tờ khai 01/GTGT

Tiêu chí 10: Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu thuần

Hàng tồn kho/ Doanh thu thuần * 100%

Phản ánh tỷ lệ hàng tồn kho cuối kỳ so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Tiêu chí này dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Tỷ lệ càng cao rủi ro càng cao.

Báo cáo kết quả sản xuất kình doanh

Bảng cân đối kế toán

Tiêu chí 11: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Tổng giá trị tài sản/ Tổng nợ phải thanh toán

Phản ánh khả năng thanh toán công nợ của Doanh nghiệp.

So sánh với bình quân ngành. Khả năng thanh toán càng cao rủi ro càng thấp

Bảng cân đối kế toán

Tiêu chí 12: Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh bất hợp lý (doanh thu thuần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cao gấp 05 lần so với vốn chủ sở hữu trở lên)

DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ/ Vốn chủ sở hữu

Phản ánh việc sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu số vòng quay vốn.

Nếu số lần quay vòng vốn quá cao thể hiện sự bất hợp lý, khả năng rủi ro cao.

+ Lớn hơn 10 -> Rủi ro cao

+ Từ 5 đến 10% => Rủi ro vừa

+ Từ 3 đến dưới 5 => Rủi ro thấp

+ Từ 3 trở xuống => Rủi ro rất thấp

 

Bảng cân đối kế toán

Tiêu chí 13: Số lỗ luỹ kế trong vòng 3 năm gần nhất quá vốn chủ sở hữu nhưng tiếp tục đầu tư mở rộng kinh doanh

Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (3 năm gần nhất) – Vốn chủ sở hữu <=0 và tổng giá trị tài sản năm sau – tổng giá trị tài sản năm trước >0

So sánh lợi nhuận tuyệt đối trong vòng 3 năm gần nhất với vốn chủ sở hữu lớn hơn không nhưng tiếp tục có mở rộng đầu tư.

Rủi ro xác định doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá

Báo cáo kết quả sản xuất kình doanh

Bảng cân đối kế toán

Ví dụ phân tích rủi ro thuế qua một số bộ chỉ tiêu

Xem tại bản tin

Hệ thống phân tích rủi ro thuế từ cơ sở dữ liệu

Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro thuế của doanh nghiệp

Video ghi hình

1, Sử dụng các chỉ tiêu tài chính trong phân tích rủi ro thuế trong doanh nghiệp

 

 

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.