Thuê tài chính cần lưu ý gì?

Thuê tài chính là nghiệp vụ không mới nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam. Cùng Manabox tìm hiểu những lưu ý khi sử dụng công cụ này trong thực tế.

Thuê tài chính là gì?

Theo Nghị định 39/2014/NĐ-CP, Hoạt động cho thuê tài chính đươc định nghĩa là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê cam kết mua tài sản cho thuê theo yêu cầu của bên và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản này trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng.

Hóa đơn và thuế Giá trị gia tăng

Trong nghiệp vụ Thuê tài chính, mặc dù Bên Thuê là bên tìm kiếm và làm việc với các đơn vị cung cấp, Bên Cho thuê mới là người đứng ra ký hợp đồng và hoàn tất nghĩa vụ thanh toán. Do đó, hợp đồng mua hàng và hóa đơn mua hàng sẽ đứng tên Bên Cho thuê, tài sản là đối tượng của hợp đồng sẽ chuyển sang cho Bên Thuê sử dụng.

Bên Cho thuê bản chất là cấp vốn cho Bên Thuê mà không sử dụng tài sản này vào mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, mặc dù đã nộp khi mua hàng, Bên Cho thuê không được khấu trừ thuế giá trị giá tăng đầu vào. Bên Thuê là bên sử dụng tài sản này vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó đủ cơ sở để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Như vậy, Khoản thuế giá trị gia tăng  này sẽ được ghi nhận như một khoản chi hộ và thu hồi dần trong thời hạn của hợp đồng.

Đăng ký khoản vay nước ngoài

Bản chất nghiệp vụ thuê tài chính là nghiệp vụ cấp tín dụng. Do đó, trong trường hợp Bên Cho thuê là đối tác nước ngoài, Bên Thuê phải thực hiện thủ tục báo cáo, đăng ký khoản vay với Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, Điều 3, thông tư 12/2022/TT-NHNN, đã định nghĩa khoản vay nước ngoài như sau:

“Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chi khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.”

Đăng ký biện pháp đảm bảo

Tài sản cho thuê cần được đăng ký biện pháp đảm bảo. Việc đăng ký biện pháp đảm bảo quyền lợi của Bên Cho thuê thông qua việc bảo lưu quyền truy đòi và có được thứ tự ưu tiên khi xử lý tài sản đảm bảo nếu các kịch bản không thuận lợi xảy ra.

Việc đăng ký cũng giúp cho các bên thứ ba là các ngân hàng, các tổ chức khác nắm được tình hình của tài sản cho thuê, nhờ đó kiểm soát được rủi ro kinh doanh từ hoạt động cho vay. Thủ tục đăng ký biện pháp đảm bảo thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 08/2018/TT-BTP.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.