Có nhiều quy định khác nhau về ưu đãi thuế đối với cụm công nghiệp so với ưu đãi đối với khu công nghiệp tại Việt Nam thường bao gồm các khuyến khích như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế…
Nội dung bài viết
Phân biệt cụm công nghiệp và Khu công nghiệp?
Cụm công nghiệp và Khu công nghiệp là hai khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực phát triển công nghiệp tại Việt Nam, nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau cả về quy mô, mục tiêu phát triển, cũng như các chính sách ưu đãi và quản lý. Tham khảo bài viết sau
Ưu đãi thuế với cụm công nghiệp
Quan điểm của Tổng Cục Thuế tại công văn 3545/TCT-CS
Luật thuế TNDN hiện hành không quy định ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp theo mức áp dụng đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
…Căn cứ các quy định nêu trên, nguyên tắc xuyên suốt của pháp luật về thuế TNDN là ưu đãi tách giữa địa bàn và khu (trong đó có khu công nghiệp, trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi theo quy định của pháp luật).
Mặc dù theo Nghị định của Chính Phủ thì Cụm công nghiệp là địa bàn ưu đãi nhưng cơ quan thuế viện dẫn tại điểm a khoản 1, khoản 4 Điều 15 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 quy định:
“…4. Mức ưu đãi cụ thể đối với từng loại ưu đãi đầu tư được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán và đất đai.”
Tại khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 quy định: “Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật 2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”
Trích công văn 30177/CT-TTHT
…nếu địa bàn kinh doanh và sản xuất của Công ty hoạt trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp và được thành lập theo quy định của Chính phủ thì được xét là địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP .
Trước đây, Cụm công nghiệp không được quy định là địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP và theo chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nên không được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Về tiền thuê đất và chính sách khác
Tham khảo công văn 10000/CT-TTHT: …trường hợp Công ty có Dự án đầu tư mới sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật thì:
- + Về tiền thuê đất: Được miễn tiền thuê đất 7 năm theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ: Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được miễn tiền thuê đất 7 năm và hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhiều mức ưu đãi thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.”
- + Việc xử lý tiền bồi thường giải phóng mặt bằng: thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước:
Điều 6. Xử lý tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng
1. Đối với trường hợp Quỹ phát triển đất ứng vốn cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá hoặc không thông qua hình thức đấu giá và không thuộc trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất thì người được Nhà nước cho thuê đất phải nộp tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Việc hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Quỹ phát triển đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trường hợp không cân đối được ngân sách để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, khi cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc người được Nhà nước cho thuê đất trả trước tiền thuê đất tương ứng với số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và số tiền này được quy đổi ra số năm, tháng hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền thuê đất hàng năm.
2. Đối với trường hợp Quỹ phát triển đất ứng vốn cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để cho thuê đất và thuộc trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất thì việc hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Quỹ phát triển đất được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thuộc đối tượng được miễn toàn bộ tiền thuê đất trong thời gian thuê đất theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP, người được Nhà nước cho thuê đất phải hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào ngân sách nhà nước và khoản chi phí này được tính vào vốn đầu tư của dự án. Việc hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Quỹ phát triển đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
b) Trường hợp thuộc đối tượng được miễn, giảm một phần tiền thuê đất theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP, người được Nhà nước cho thuê đất phải hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào ngân sách nhà nước và được trừ vào số tiền thuê đất phải nộp trong trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc được quy đổi ra số năm, tháng hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền thuê đất đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo chính sách và giá đất tại thời điểm được Nhà nước cho thuê đất; số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án. Việc hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Quỹ phát triển đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp người được Nhà nước cho thuê đất tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được trừ số tiền đã ứng trước vào tiền thuê đất phải nộp theo phương án được phê duyệt.
Trường hợp số tiền ứng trước về bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vượt quá tiền thuê đất phải nộp thì chỉ được trừ bằng tiền thuê đất phải nộp; số còn lại được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng đã ứng trước theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được trừ vào tiền thuê đất phải nộp, được quy đổi theo chính sách và giá đất tại thời điểm được Nhà nước cho thuê đất và được xác định là thời gian đã hoàn thành việc nộp tiền thuê đất hàng năm.Bổ sung
5. Cơ quan tài chính thực hiện ghi thu, ghi chi số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng mà người được Nhà nước cho thuê đất đã tự nguyện ứng trước được trừ vào tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp theo quy định tại pháp luật về ngân sách nhà nước.
Văn bản pháp lý
- Bản gốc: 2024_32_Phat trien cum cong nghiep_Vn
- Bản tiếng Việt: 2024_32_Phat trien cum cong nghiep_Vn
- Bản tiếng Anh: 2024_32_Phat trien cum cong nghiep_En
Để hiểu rõ hơn về các chính sách ưu đãi thuế đối với cụm công nghiệp cụ thể, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông qua các nguồn thông tin chính thức của Chính phủ Việt Nam hoặc tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia pháp lý và thuế.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Việt Anh gia nhập Manabox từ năm 2017 và hiện đang làm Giám đốc vận hành tại Manabox Việt Nam. Với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả.