Walk-through test chu trình hàng tồn kho, giá thành, giá vốn A431

Walk-through test chu trình hàng tồn kho, giá thành, giá vốn A431 được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ.

MỤC TIÊU:

Kiểm tra việc thực hiện chu trình “HTK, giá thành, giá vốn” có đúng như đã được mô tả tại Mẫu A430 hay không.

CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN:

Chọn 1 nghiệp vụ nhập kho thành phẩm bất kỳ để kiểm tra từ đầu đến cuối chu trình (walk through test):

1/ Thông tin chi tiết về các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ được kiểm tra: 

Loại chứng từ, tài liệu

Thông tin về chứng từ (số/ngày)

Lệnh sản xuất

 

Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu

 

Phiếu đề nghị xuất vật tư

 

Phiếu xuất kho vật tư

 

Phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoàn thành

 

Phiếu nhập kho thành phẩm

 

Bảng chấm công

 

Bảng kê chi phí trực tiếp

 

Bảng phân bổ chi phí gián tiếp

 

Bảng tính giá thành

 

Phiếu xuất kho thành phẩm

 

Biên bản giao nhận

 

Phiếu vận chuyển

 

……………..

 

 

 

2/ Kết quả kiểm tra các kiểm soát chính:

Kiểm soát chính

Không

Tham chiếu

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Vật tư chỉ được xuất kho căn cứ đề nghị cấp vật tư đã được [người có thẩm quyền] phê duyệt.[KS1]

   

 

 

[Người chịu trách nhiệm] phải đối chiếu lượng vật tư thực nhận với phiếu xin lĩnh vật tư và phiếu xuất kho (về loại, số lượng, quy cách, thời gian đề nghị và thực nhận…).[KS2]    

 

 

Thành phẩm nhập kho phải được kiểm tra và xác nhận bởi [người giám sát độc lập với quy trình sản xuất]. [KS3]

   

 

 

Việc ghi nhận giá vốn phải căn cứ vào phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng, phiếu vận chuyển.

   

 

 

[Trong… ngày], các phiếu nhập kho, xuất kho phải được chuyển về bộ phận kế toán và cập nhật kịp thời vào sổ kế toán.

   

 

 

[Hàng tháng], bộ phận kế toán phải đối chiếu với bộ phận sản xuất về lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho.

   

 

 

[Người độc lập] kiểm tra việc tính giá xuất HTK theo phương pháp công bố để đảm bảo tính phù hợp, nhất quán.

   

 

 

Bảng chấm công, các bảng kê chi phí của phân xưởng phải được kiểm tra, phê duyệt.

   

 

 

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu và tiêu thức phân bổ các chi phí chung phải được [người có thẩm quyền] phê duyệt và xem xét lại thường xuyên.

   

 

 

Bảng phân bổ chi phí phải được [người độc lập] kiểm tra để đảm bảo tiêu thức phân bổ được áp dụng phù hợp, nhất quán.

   

 

 

Bảng tính giá thành phải được [người độc lập] kiểm tra để đảm bảo tính phù hợp, nhất quán.

   

 

 

Lưu ý: 

(1) Các kiểm soát chính chỉ có tính minh họa và phải được sửa đổi cho phù hợp với đặc điểm thực tế của khách hàng. Một số kiểm soát có thể được thiết kế để đáp ứng nhiều hơn một mục tiêu kiểm soát.

(2) Cột (1) – “Kiểm soát chính” phải được trình bày nhất quán với phần 4, Biểu A430 – “Tìm hiểu chu trình HTK, giá thành, giá vốn”.

(3) Cột (2), (3) – Đánh dấu vào ô phù hợp để thể hiện là “Có” hoặc “Không” có kiểm soát chính đã mô tả.

(4) Cột (4) – Tham chiếu đến bằng chứng kiểm toán đã thu thập.

(5) Cột (5) – Ghi chú lại các vấn đề bất thường/ngoại lệ phát hiện qua kiểm tra.

 KẾT LUẬN

Các KSNB đối với chu trình HTK, giá thành, giá vốn đã được thực hiện theo như thiết kế

 

      

       Không

 

Chương trình kiểm toán KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.