Chương trình kiểm toán được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ: A610: Đánh giá về KSNB ở cấp độ doanh nghiệp
Nội dung bài viết
Chuẩn mực và người thực hiện
Mối quan hệ giữa các thành phần KSNB với mục tiêu lập và trình bày BCTC được thể hiện như sau:
Mối quan hệ giữa các thành phần của KSNB với các kiểm soát ở mức độ toàn DN và kiểm soát cụ thể được thể hiện như sau:
Nguồn tài liệu tham khảo “Hướng dẫn sử dụng các CMKiT quốc tế khi kiểm toán các đơn vị nhỏ và vừa” phiên bản lần thứ 3 được phát hành vào tháng 11 năm 2011 bởi Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC).
CMKiT số 315 yêu cầu KTV phải tìm hiểu KSNB của đơn vị (về mặt thiết kế và triển khai) để đánh giá rủi ro và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Việc tìm hiểu và đánh giá KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch này được thực hiện gồm 02 phần: Phần 1 – Đánh giá KSNB ở cấp độ toàn DN (Mẫu A610); Phần 2 – Tìm hiểu KSNB về các chu trình kinh doanh chính (Các mẫu từ A410 – A450) và chu trình khóa sổ, lập và trình bày BCTC (mẫu A460).
Mục tiêu của Mẫu A610 là tìm hiểu và đánh giá KSNB ở cấp độ toàn DN, gồm 05 thành phần:
- (1) Môi trường kiểm soát
- (2) Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị
- (3) Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày BCTC và trao đổi thông tin
- (4) Các hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán
- (5) Giám sát các kiểm soát
Quá trình này làm cơ sở cho KTV thực hiện đánh giá KSNB ở các chu trình kinh doanh chính và xác định các rủi ro có sai sót trọng yếu (nếu có) ở cấp độ DN. Người thực hiện các mẫu này là Trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là Chủ nhiệm kiểm toán.
Thời điểm thực hiện
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thuận lợi nhất là thực hiện vào thời điểm thực hiện soát xét BCTC giữa kỳ, hoặc kiểm toán sơ bộ.
Cách thực hiện
Các thủ tục mà KTV sử dụng để thực hiện Mẫu A610 này, bao gồm: phỏng vấn, quan sát, kiểm tra các tài liệu, quy trình, chính sách nội bộ của DN. Các câu trả lời cần được tóm tắt ngắn gọn, tham chiếu đến các giấy làm việc chi tiết (nếu có).
Tại Phần C – Kết luận, KTV phải xác định được: (1) Yếu tố có thể gây ra rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ toàn DN (nếu có); (2) Các kiểm soát làm giảm rủi ro (compensation controls) (nếu có); (3) Các thủ tục kiểm toán cơ bản bổ sung.
Để thực hiện phần kết luận, khi KTV xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu, thực hiện 03 bước sau:
Bước 1: Liệt kê các yếu tố có thể gây ra rủi ro có sai sót trọng yếu.
Bước 2: Tìm kiếm các kiểm soát làm giảm rủi ro, ví dụ: rủi ro một người đảm nhiệm vị trí thủ quỹ và kế toán tiền mặt có thể bị giảm xuống bởi việc hầu hết các giao dịch chủ yếu của DN là thực hiện qua ngân hàng.
Bước 3: Nếu các yếu tố làm giảm rủi ro đến mức chấp nhận được, KTV chỉ cần ghi “không cần thêm các thủ tục kiểm toán khác”. Nếu rủi ro còn lại vẫn cao, KTV phải thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bản khác cho rủi ro này.
Trường hợp KTV xác định có rủi ro có sai sót trọng yếu: Tổng hợp về Mẫu A800 và cân nhắc việc không áp dụng thử nghiệm kiểm soát ở phần C.
Trường hợp KTV không xác định được rủi ro nào ở giai đoạn này, thì sau khi hoàn thành việc ghi chép, thì kết luận: “Không nhận thấy có rủi ro có sai sót trọng yếu về KSNB ở cấp độ DN được xác định”.
Liên kết với giấy làm việc khác
Sau khi hoàn thành Mẫu này, kết quả của Mẫu này sẽ được tổng hợp về Mẫu A910 để tổng hợp kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.