Các thông tin cơ bản về việc nộp báo cáo hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm cho doanh nghiệp IT

Các doanh nghiệp phần mềm phải làm báo cáo hoạt động sản xuất phần mềm và nộp định kỳ hàng năm. Vậy các thông tin cơ bản về việc nộp báo cáo hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm cho doanh nghiệp sẽ như thế nào?

Hãy cùng Manabox tham khảo bài viết sau:

Thời điểm, tần suất, hình thức doanh nghiệp hoạt động sản xuất phần mềm cần gửi, cập nhật thông tin về Bộ Thông tin và Truyền thông

Về thời điểm gửi báo cáo: 

Khoản 2, Điều 15 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định định kỳ hàng năm chậm nhất vào ngày 15/3 doanh nghiệp phải gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông – Bộ Thông tin và Truyền thông).

Về tần suất gửi báo cáo: 

Khi có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh (như có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm phần mềm mới, thay đổi doanh thu, thay đổi mức độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng,…), doanh nghiệp cần gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông. Thông thường, hoạt động của doanh nghiệp có biến động theo hàng năm (ví dụ như thay đổi về doanh thu và mức thuế được khấu trừ) nên doanh nghiệp cần gửi báo cáo 1 lần/năm.

Hình thức gửi báo cáo:

Trực tiếp:

Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông – Bộ Thông tin và Truyền thông

Tầng 19, Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 0931.108.108 Email: vanthucntt@mic.gov.vn

Trực tuyến: Gửi qua địa chỉ:  vanthucntt@mic.gov.vn (Tiêu đề thư: Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất phần mềm);

Hoặc

Làm báo cáo trực tuyến tại địa chỉ: https://makeinvietnam.mic.gov.vn/

Tài liệu, hồ sơ giải trình chứng minh hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu tương ứng với từng tác nghiệp thuộc các công đoạn mà doanh nghiệp đã thực hiện để chứng minh cho hoạt động sản xuất phần mềm của doanh nghiệp. Các tài liệu cần xây dựng được quy định cụ thể tại các điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT.

Ví dụ: Đối với công đoạn Xác định yêu cầu, nếu doanh nghiệp thực hiện 02 tác nghiệp gồm “mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; xây dựng yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm”, thì doanh nghiệp cần xây dựng tài liệu tương ứng với 02 tác nghiệp đó, cụ thể gồm: tài liệu “mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; mô tả yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm”.

Ngoài ra, trong tài liệu/hồ sơ, doanh nghiệp nêu rõ/phân loại sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp theo Danh mục sản phẩm phần mềm theo quy định tại Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08/4/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm kế toán, doanh nghiệp cần nêu rõ sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp là Phần mềm kế toán có số thứ tự 1.2.2.03 trong Phụ lục số 01 của Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT..

Dịch vụ chuẩn bị hồ sơ ưu đãi thuế cho doanh nghiệp IT phần mềm

 

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.