Khi các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), có một số lưu ý quan trọng về chênh lệch thuế và kế toán mà họ cần phải đặc biệt chú ý:
Nội dung bài viết
- 1 Vấn đề về chênh lệch tỷ giá hối đoái
- 2 Vấn đề về trích lập dự phòng tổn thất tài sản
- 3 Vấn đề về TSCĐ
- 4 Vấn đề về doanh thu
- 5 Hạch toán sản phẩm thu hồi từ sản xuất thử
- 6 Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí
- 7 Khoản tài trợ, hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp
- 8 MỘT SỐ KHÁC BIỆT GIỮA IFRS VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
Vấn đề về chênh lệch tỷ giá hối đoái
Chính sách thuế hiện nay chưa cho phép ghi nhận các khoản chênh lệch do đánh giá lại các khoản mục tiền, nợ phải thu là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ trong khi theo VAS và chế độ kế toán doanh nghiệp thì khoản chênh lệch do đánh giá lại tất cả các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC phải được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Về cơ chế tài chính xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
Thông tư của Bộ Tài chính quy định trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt vào vốn chủ sở hữu và phân bổ tối đa không quá 5 năm kể từ khi đi vào hoạt động nhưng IFRS quy định toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Vấn đề về trích lập dự phòng tổn thất tài sản
Đối với dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác:
Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành quy định cơ sở để trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là kết quả kinh doanh của đơn vị nhận đầu tư có lỗ hay không mà không phụ thuộc vào việc khoản lỗ đó của đơn vị nhận đầu tư là lỗ trong kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tuy nhiên, cơ chế tài chính hiện hành quy định nếu đơn vị nhận đầu tư bị lỗ trong kế hoạch thì nhà đầu tư không phải lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.
Thông tư của Bộ Tài chính hiện hành quy định nếu đơn vị nhận đầu tư bị lỗ trong kế hoạch thì nhà đầu tư không phải lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác cơ sở để trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác không phụ thuộc vào việc khoản lỗ của đơn vị nhận đầu tư là lỗ trong kế hoạch hay ngoài kế hoạch.
Đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi
Theo quy định của VAS 01 – Chuẩn mực chung, một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau. Theo đó, khi doanh nghiệp có phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi do con nợ đã lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính như phá sản, mất tích, bỏ trốn,… hoặc không có khả năng trả nợ thì cần phải ước tính các khoản tổn thất để lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Mức lập dự phòng cần căn cứ vào mức độ tổn thất về nợ phải thu khó đòi có thể ước tính được, không căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản nợ.
Tuy nhiên, cơ chế tài chính và chính sách thuế quy định mức trích lập dự phòng không dựa trên cơ sở ước tính tổn thất mà căn cứ vào thời gian quá hạn dẫn đến có một số khoản nợ mặc dù có thể bị tổn thất 100% nhưng chưa đến thời hạn 3 năm nên không được trích lập dự phòng toàn bộ số nợ phải thu.
Thông tư của Bộ Tài chính quy định việc trích lập dự phòng tính theo thời gian quá hạn của khoản nợ nhưng IFRS yêu cầu việc lập dự phòng căn cứ vào mức độ tổn thất về nợ phải thu khó đòi có thể ước tính được, không căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản nợ. Điều này dẫn đến có một số khoản nợ mặc dù có thể bị tổn thất 100% nhưng chưa đến thời hạn 3 năm thì cơ chế tài chính cũng không cho phép trích lập dự phòng toàn bộ số nợ phải thu. Ngoài ra, Thông tư của Bộ Tài chính quy định các khoản dự phòng như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác chỉ được trích lập vào cuối năm nhưng theo IFRS thì các khoản dự phòng nếu được trích lập phải được ghi nhận vào cuối kỳ lập BCTC.
Đối với dự phòng phải trả
IFRS yêu cầu một số khoản nợ phải trả như chi phí tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng của TSCĐ trong tương lai, dự phòng phải trả phải được ghi nhận theo giá hiện hành và được tính vào nguyên giá TSCĐ nhưng Thông tư của Bộ Tài chính chưa đề cập đến vấn đề này.
Vấn đề về TSCĐ
Xem tại bài viết sau
Vấn đề về doanh thu
Xem tại bài viết sau
Hạch toán sản phẩm thu hồi từ sản xuất thử
Chính sách thuế quy định sản phẩm thu hồi từ sản xuất thử được hạch toán vào thu nhập miễn thuế còn chế độ kế toán quy định khoản thu hồi từ sản phẩm sản xuất thử sau khi trừ chi phí bỏ ra để sản xuất thử được hạch toán tăng hoặc giảm chi phí đầu tư để tạo ra TSCĐ.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí
Chính sách thuế quy định trong các khoản chi phí của doanh nghiệp đã phát sinh, một số khoản chi phí không thỏa mãn quy định của pháp luật về thuế thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Chuẩn mực và chế độ kế toán quy định mọi khoản chi phí của doanh nghiệp khi phát sinh đều được ghi nhận để làm cơ sở tập hợp chi phí cũng như xác định kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp trong kỳ.
Khoản tài trợ, hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp
Chính sách thuế quy định các khoản hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp là khoản thu nhập khác. Chế độ kế toán doanh nghiệp quy định nếu khoản hỗ trợ của nhà nước liên quan đến trợ cấp, trợ giá được hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, khoản hỗ trợ của nhà nước để cho doanh nghiệp thực hiện một số công việc không thường xuyên sẽ được hạch toán vào thu nhập khác còn khoản hỗ trợ để doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao thường xuyên, có dự toán và quyết toán kinh phí được hạch toán vào nguồn kinh phí sự nghiệp của doanh nghiệp.
MỘT SỐ KHÁC BIỆT GIỮA IFRS VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
Về hợp nhất kinh doanh
Theo IFRS, lợi thế thương mại không được phân bổ mà được đánh giá tổn thất định kỳ. Tuy nhiên theo cơ chế tài chính tại Nghị định số 128/2014/NĐ-CP về chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp nhà nước quy định ghi nhận tăng, giảm vốn tương ứng với giá trị sổ sách doanh nghiệp được chuyển giao nên khi đó phương pháp kế toán theo chuẩn mực hợp nhất kinh doanh không áp dụng.
Đối với lĩnh vực ngân hàng
IFRS 9 yêu cầu tính tổn thất tín dụng dự kiến trong vòng 12 tháng và tổn thất tín dụng dự kiến trọn đời. Đây là khái niệm mà hiện nay Việt Nam chưa có quy định. Nếu áp dụng IFRS 09 thì hệ thống ngân hàng sẽ có công cụ ngăn chặn nợ xấu hiệu quả. Vì hiện nay số liệu về nợ xấu và công tác trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng chưa được xây dựng trên cơ sở quản trị rủi ro.
Đối với lĩnh vực Bảo hiểm
Do cả 2 chuẩn mực ảnh hưởng đến lĩnh vực bảo hiểm là Chuẩn mực IFRS 09 và IFRS 17 tiếp cận trên cơ sở quản trị rủi ro nguồn vốn trong đó phải có chuyên gia dự báo, chuyên gia quản trị rủi ro, cần dữ liệu quá khứ để chạy mô hình thì mới có cơ sở áp dụng cả IFRS 09 và IFRS 17.
Các quy định liên quan đến việc ghi nhận các chỉ tiêu trên Báo cáo tình hình tài chính và báo cáo lãi lỗ đều khác với quy định của Việt Nam ví dụ các khoản phải thu bảo hiểm, các khoản phải thu và phải trả nhà tái, phương pháp phân bổ chi phí cho các đơn bảo hiểm kéo dài nhiều năm….
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Việt Anh gia nhập Manabox từ năm 2017 và hiện đang làm Giám đốc vận hành tại Manabox Việt Nam. Với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả.