Ở Việt Nam, việc áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) được lên kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn, nhắm vào các nhóm doanh nghiệp khác nhau. Bộ Tài chính đã thiết lập cụ thể lộ trình và tiêu chí theo Quyết định 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam.
Nội dung bài viết
Các doanh nghiệp phải áp dụng IFRS ở Việt Nam
Tại Luật số: 56/2024/QH15, sửa đổi bổ sung một số Luật, trong đó có LUẬT KẾ TOÁN có quy định:
“3. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán của Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam; hướng dẫn đối tượng, phạm vi, thể thức, lộ trình và các nội dung khác liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán”.
Tải bản gốc Quyet dinh so 345_QD_BTC Tải bản tiếng Việt 345_QD-BTC_Vn Tải bản tiếng Anh (English Version) 345_QD-BTC_En |
-
Các công ty niêm yết và công ty công cộng lớn: Đây là nhóm mục tiêu chính trong giai đoạn đầu của việc thực hiện IFRS. Bắt đầu từ năm 2023, tất cả các công ty niêm yết, các công ty công cộng lớn, và các công ty chứng khoán đều được yêu cầu chuẩn bị báo cáo tài chính theo IFRS.
-
Các tổ chức tài chính: Bao gồm các ngân hàng và công ty bảo hiểm, cũng được yêu cầu chuyển sang báo cáo theo IFRS để tăng cường tính minh bạch, khả năng so sánh và độ tin cậy của báo cáo tài chính, điều quan trọng cho các nhà đầu tư và đánh giá quy định.
-
Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Các DNNN lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài và hoạt động kinh doanh đáng kể, được khuyến khích áp dụng IFRS để đồng bộ với các tiêu chuẩn báo cáo tài chính toàn cầu
So sánh VAS và IFRS (Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán Quốc tế)
Lộ trình đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam
Lộ trình áp dụng IFRS được bộ Tài chính thông qua được chia làm 2 giai đoạn cho những nhóm doanh nghiêp sau:
Giai đoạn 1 – Áp dụng tự nguyện (2022 đến 2025)
- Đối với báo cáo tài chính hợp nhất:
- ‒ Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế;
- ‒ Công ty mẹ là công ty niêm yết;
- ‒ Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết;
- ‒ Các công ty mẹ khác
- Đối với báo cáo tài chính riêng: Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài có nhu cầu và đủ nguồn lực
Giai đoạn 2 – Áp dụng bắt buôc (sau năm 2025)
- Đối với báo cáo tài chính hợp nhất: Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 1, nhu cầu và khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp, và tình hình thực tế, Bộ Tài chính sẽ quy định phương án và thời điểm bắt buộc áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính cho từng nhóm doanh nghiệp thuộc các đối tượng cụ thể sau:
- ‒ Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước;
- ‒ Công ty mẹ là công ty niêm yết;
- ‒ Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết;
- ‒ Công ty mẹ quy mô lớn khác
- Các công ty mẹ khác không thuộc nhóm đối tượng bắt buộc áp dụng nêu trên nhưng có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất.
- Đối với báo cáo tài chính riêng: Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 1, nhu cầu và khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp, và tình hình thực tế, Bộ Tài chính sẽ quy định phương án và thời điểm áp dụng bắt buộc hoặc tự nguyện IFRS để lập báo cáo tài chính cho từng nhóm doanh nghiệp, để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.
Tóm tắt nội dung đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đã giới thiệu lộ trình áp dụng IFRS theo các giai đoạn. Giai đoạn đầu tập trung vào các công ty niêm yết, công ty công cộng lớn, và các tổ chức tài chính để chuyển đổi vào năm 2023. Mục tiêu là đồng bộ hóa các chuẩn mực kế toán Việt Nam với các chuẩn mực toàn cầu để thu hút thêm đầu tư nước ngoài và cải thiện chất lượng báo cáo tài chính. Các chương trình đào tạo, hướng dẫn và cơ chế hỗ trợ đang được phát triển để hỗ trợ quá trình chuyển đổi này.
Quyết định 345/QĐ-BTC đặt ra yêu cầu tuân thủ mới cho một số đối tượng doanh nghiệp trên thị trường,
nhưng lần này, doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội lựa chọn thời điểm và cách thức thực hiện việc chuyển đổi
áp dụng báo cáo tài chính theo IFRS. Tuy mang lại thử thách trong thời điểm nền kinh tế còn nhiều bất ổn,
nhưng nếu được thực hiện một cách đầy đủ và hợp lí thì những thay đổi này sẽ mang lại các lợi ích đáng kể
cho doanh nghiệp về mặt con người, quy trình và hệ thống. Việc lên kế hoạch và chuẩn bị sớm sẽ giúp cho
doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn trong việc chủ động thực hiện theo tình hình thực tế của mình, cũng như
tranh thủ được nhân tài trong lĩnh vực này, gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác trong cùng
ngành và trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Dù vậy, việc chuyển đổi sang IFRS không đơn thuần chỉ là một sự thay đổi về mặt kế toán, mà nó sẽ có nhiều
tác động đến tất cả các bộ phận của doanh nghiệp, bao gồm nhân sự, tài chính, kế hoạch, hệ thống công
nghệ thông tin, thuế, quản lý rủi ro và các thủ tục kiểm soát. Hơn nữa, sẽ không thể có một giải pháp chung
áp dụng cho mọi đối tượng khi mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng về ngành nghề hoạt động kinh
doanh và độ trưởng thành của quy trình lập và trình bày báo cáo tài chính. Do đó, sự phối hợp giữa các
phòng ban bên trong doanh nghiệp, kết hợp với hỗ trợ từ bên ngoài của công ty tư vấn sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi nhịp nhàng và hiệu quả hơn.
Các mẫu báo cáo tài chính theo IFRS – IFRS Financial Statements Example
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.