Giải pháp nâng cao tuân thủ thuế với SMEs

Nâng cao tuân thủ thuế với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là một phần quan trọng của quản lý tài chính và kinh doanh bền vững. Dưới đây là một số giải pháp nâng cao tuân thủ thuế với SMEs

Nhóm câu hỏi 1: Thực trạng, khó khăn khi thi hành chính sách thuế với SMEs

  1. Những thay đổi nào trong quy định pháp luật về thuế gần đây quan trọng, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các SMEs?

Thay đổi

Nội dung

Quản lý thuế từ chứng từ

Tăng cường quản lý bán hàng phải lập hóa đơn: Sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn từ máy tính tiền với các nhóm ngành hàng bán lẻ; hóa đơn may mắn

Nguyên tắc bản chất

Chú trọng phân tích rủi ro với giao dịch liên kết (Góp vốn ảo, tài sản ảo; Lãi vay của giám đốc; Ấn định thuế khi giao dịch không tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất)

Quản lý rủi ro

Chuyển từ hậu kiểm sang tiền kiểm một phần và kiểm soát rủi ro (Hệ số K, bộ chỉ tiêu phân tích rủi ro hồ sơ khai thuế

Chính sách hỗ trợ tài chính

+ Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021

+ Giảm thuế giá trị gia tăng: (30% với 1 số nhóm ngành từ tháng 11/2021 đến hết 2021; 20% với đa số ngành nghề đến 2024)

+ Thuế, phí tài sản: Giảm tiền thuê đất

+ Quản lý thuế: Gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất sau Covid

  1. Gần đây rất nhiều SMEs phải đối mặt với rủi ro từ các nhà cung cấp ngừng hoạt động hoặc bỏ trốn? Để giảm thiểu các rủi ro này SMEs cần phải làm gì?
  • Tự kiểm tra, xác minh về giao dịch thực tế phát sinh
  • Tra cứu tình trạng pháp lý, nợ thuế của nhà cung cấp
  • Kiểm soát nội bộ sự phát sinh của giao dịch: Đối chiếu lại với hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); Hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; Phương tiện vận chuyển hàng hóa; Chi phí vận chuyển hàng hóa; Chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa); Xác minh về thanh toán (đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch…
  • Kiểm tra lại thông tin hóa đơn 
  • Với hóa đơn điện tử, tra cứu tại Website của Tổng Cục thuế
  • Với hóa đơn giấy trước đây: Khi tiếp nhận hóa đơn, kế toán kiểm tra lại thông tin bằng cách truy cập vào Website: http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn
  • Tra cứu danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế. Các doanh nghiệp này được công bố tại địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/dnrrvt hoặc sử dụng Phần mềm “Cập nhật doanh nghiệp bỏ trốn toàn quốc” của Cục Thuế
  • Phối hợp với cơ quan thuế và cần nắm được nguyên tắc xử lý với hóa đơn của doanh nghiệp ngừng hoạt động với trường hợp ở thời điểm người mua tra cứu thông tin để phòng chống thì người bán chưa “bỏ trốn”, khi kiểm tra, thanh tra Thuế thì người bán đã “bỏ trốn” rồi. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn
  1. Các doanh nghiệp thường gặp khó khăn gì trong công tác lập và nộp các báo cáo thuế?

Khó khăn

Nội dung

Quy định pháp luật thuế

–          Quy định thuế thường thay đổi thường xuyên

–          Nhiều chính sách không rõ ràng, dẫn tới tính sai thuế

–          Không có hướng dẫn cụ thể về chỉ tiêu của tờ khai thuế

–          Lỗi kỹ thuật của hệ thống, xác định thời điểm nhận tờ khai

Yếu tố bên trong

–          Kế toán, tư vấn thuế chưa đủ trình độ

–          Số liệu kế toán không chính xác do duy trì nhiều số liệu

  1. Nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn giữa các quy định của pháp luật về kế toán và các quy định của pháp luật về thuế?
  • Nguồn gốc: Thường ưu tiên tuân thủ pháp luật thuế
  • Ảnh hưởng:
    • Tính chính xác của báo cáo tài chính: Khi doanh nghiệp nhầm lẫn giữa các quy định kế toán và thuế, thông tin trong báo cáo tài chính có thể trở nên không chính xác. Điều này có thể dẫn đến sự hiểu lầm về tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự quyết định của các bên liên quan như nhà đầu tư, ngân hàng, hoặc cơ quan chức năng.
    • Rủi ro phát sinh thuế: Nhầm lẫn trong việc áp dụng quy định thuế có thể dẫn đến sự phát sinh thuế không cần thiết hoặc thiệt hại thuế do việc trình bày thông tin sai lệch..
  • Giải pháp: Hiểu đúng quy định, nắm rõ các chênh lệch khi xác định từng yếu tố tính thuế và VAS 17
  1. Có sự khác biệt như thế nào giữa các nhóm SMEs: Một số SMEs tuân thủ rất tốt các chính sách và quy định của thuế, một số khác thì luôn phải đối mặt với các khoản phạt thuế

Một số khác biệt chính giữa các nhóm doanh nghiệp này có thể kể đến như sau

So sánh

Tích cực

Tiêu cực

Nhận thức và kiến thức về thuế

Tuân thủ tốt thường có kiến thức tốt về quy định thuế, hiểu rõ cách áp dụng vào hoạt động kinh doanh

Thiếu kiến thức hoặc nhận thức không đúng về quy định thuế, dẫn đến việc sai sót, vi phạm pháp luật

Quản lý tài chính và kế toán

Quản lý tài chính và kế toán hiệu quả: Duyệt xem và tổ chức hồ sơ thuế cẩn thận, sử dụng phần mềm kế toán và thuế hiện đại, thường xuyên kiểm tra nội bộ

Quản lý tài chính và kế toán kém hiệu quả, không minh bạch, cố tình trốn tránh nghĩa vụ thuế

Hợp tác với cơ quan thuế

Thường hợp tác một cách tích cực với cơ quan thuế, cung cấp tài liệu một cách chính xác và thường xuyên trao đổi thông tin

Khó khăn trong việc hợp tác với cơ quan thuế, trì hoãn, không cung cấp thông tin

 Nhóm câu hỏi 2: Giải pháp để nâng cao việc tuân thủ thuế với SMEs

  1. Làm sao để SMEs nâng cao nhận thức và tuân thủ tốt hơn các chính sách thuế của Việt Nam?

Khó khăn

Nội dung

Quyền lợi

+ Hiểu đúng bản chất của thuế, đặc biệt là thuế gián thu là thu hộ người khác

+ Hiểu chiến lược thuế để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu khả năng nợ thuế, đảm bảo tận dụng các lợi ích và ưu đãi thuế hợp lệ

Nghĩa vụ

+ Theo dõi thay đổi quy định, đào tạo kiến thức về thuế (Giải thích chi tiết ở câu 5)

+ Thuê chuyên gia hoặc tư vấn thuế (Giải thích chi tiết ở câu 6)

+ Sử dụng phần mềm kế toán và thuế giúp tối ưu hóa quá trình lập báo cáo, giảm sai sót

+ Thực hiện kiểm tra nội bộ

  1. Những nguồn thông tin nào giúp kế toán và doanh nghiệp SMEs có thể thường xuyên cập nhật chính sách?
  • Chủ động đăng ký các kênh cập nhật thông tin
  • Theo dõi cơ quan thuế và tổ chức chính phủ, đăng ký nhận thông tin và cập nhật
  • Đăng ký nhận thông tin từ các tổ chức tư vấn thuế chuyên nghiệp
  • Tham dự các hội nhóm, kết nối với các nguồn tin bên ngoài
  • Tham dự các lớp học cập nhật, đặc biệt là lớp học về quyết toán thuế
  • Sử dụng dịch vụ tư vấn thuế, tạo mối quan hệ hợp tác với chuyên gia thuế
  • Sử dụng phần mềm kế toán và thuế có tích hợp tính năng cập nhật tự động về quy định
  1. Rất nhiều các startup, các doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ quan tâm đến việc sử dụng dịch vụ kế toán thuế hay xây dựng bộ máy kế toán thuế trong nội tại doanh nghiệp? 
  • Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ kế toán bao gồm tiết kiệm chi phí nhân sự, tiết kiệm thời gian, tính chính xác và bảo mật thông tin cao và khả năng dự đoán và giám sát
  • Nhược điểm: Thường không thường xuyên có mặt tại công ty, thường làm việc từ xa qua email hoặc chỉ khi cần thiết, khó để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác ngoài kế toán

Dịch vụ kế toán thường phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, và chủ yếu phục vụ mục đích tuân thủ pháp luật hơn là quản trị. Khuyến nghị các chủ doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định liệu họ nên thuê dịch vụ kế toán hay không, dựa trên quy mô và mục tiêu của doanh nghiệp của họ.

  1. Trong kỷ nguyên số như hiện nay, cũng đồng thời đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, về mặt kế toán nói chung và kế toán thuế nói riêng, các SMEs cần phải xây dựng bộ máy kế toán, con người và công nghệ như thế nào để thích ứng? 
  • Nhân sự chuyên nghiệp và đào tạo: Đầu tiên và quan trọng nhất, doanh nghiệp cần có nhân sự chuyên nghiệp và được đào tạo đầy đủ về kế toán và thuế. Điều này bao gồm cả kế toán viên, những người có kiến thức về thuế, và các chuyên gia tài chính, đảm bảo họ luôn cập nhật kiến thức về quy định thuế và kế toán mới nhất.
  • Ứng dụng công nghệ, sử dụng phần mềm kế toán và thuế: Sử dụng phần mềm kế toán và thuế có tích hợp các tính năng tự động hóa quy trình kế toán và thuế, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót. Các phần mềm này thường có khả năng tích hợp dữ liệu và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Bảo mật thông tin: Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng thông tin kế toán và thuế của họ được bảo mật tốt, sử dụng các biện pháp bảo mật như mã hóa dữ liệu và kiểm tra bảo mật để đảm bảo rằng thông tin quan trọng không bị rò rỉ.
  • Cải thiện quy trình: Đánh giá và tối ưu hóa quy trình kế toán và thuế của doanh nghiệp để làm cho hiệu quả hơn
  • Cân nhắc sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp: Thuê dịch vụ tư vấn thuế và kế toán chuyên nghiệp để cung cấp sự hỗ trợ và tư vấn chuyên môn trong việc tuân thủ và tối ưu hóa các vấn đề thuế và tài chính
  • Liên tục theo dõi và cập nhật: Đảm bảo rằng bạn luôn theo dõi các thay đổi trong quy định thuế và kế toán. Hãy cập nhật thông tin và điều chỉnh quy trình nếu cần thiết để đảm bảo tuân thủ pháp luật.
  • Hợp tác và giao tiếp: Đảm bảo rằng các bộ phận trong doanh nghiệp, bao gồm kế toán, tài chính, và quản lý, có khả năng hợp tác và giao tiếp một cách hiệu quả để đảm bảo rằng thông tin tài chính được cung cấp đúng thời gian và chính xác.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

 

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.