KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN D230.2

CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ.  

Mục tiêu kiểm toán các khoản đầu tư

 

Cơ sở dẫn liệu

1.       

Đảm bảo đơn vị sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với tất cả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) và các khoản đầu tư này được hạch toán đúng.

E, C, R&O/Tính hiện hữu, Tính đầy đủ, Quyền và nghĩa vụ

2.       

Đảm bảo các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) được đánh giá chính xác trên cơ sở các khoản dự phòng tổn thất khoản đầu tư.

V/Đánh giá

3.       

Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) được lập chính xác và các thông tin này được trình bày và mô tả phù hợp trong BCTC.

P&D/Trình bày và thuyết minh

  1. RỦI RO ở cấp độ cơ sở dẫn liệu

Từ kết quả của phần lập kế hoạch [tham chiếu các giấy làm việc tại phần A800], xác định mức độ rủi ro theo từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục (chi tiết theo TK được kiểm tra của khoản mục) vào bảng dưới đây:

Cơ sở dẫn liệu

E/Tính hiện hữu

R&O/Quyền và nghĩa vụ

C/Tính đầy đủ

V/Đánh giá

P&D/Trình bày và thuyết minh

Rủi ro ở cấp độ cơ sở dẫn liệu (Thấp/Trung bình/Cao)

 

 

 

 

 

 Xem xét biện pháp xử lý kiểm toán các khoản đầu tư

III.1. Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục

Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục và biện pháp xử lý kiểm toán đề xuất được lấy từ các giấy làm việc tại phần A800. Nếu phát hiện các rủi ro có sai sót trọng yếu khác trong quá trình kiểm toán, KTV cần cập nhật các giấy làm việc tại phần A800 và bảng này:

Các rủi ro có sai sót trọng yếu

Cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng

Ghi thủ tục kiểm toán (*)

 

 

 

 

 

(*) Lưu ý: Đối với các rủi ro cụ thể như rủi ro đáng kể, rủi ro gian lận,… KTV phải thiết kế các thủ tục phù hợp để xử lý các rủi ro cụ thể này bằng cách sửa đổi các thủ tục nêu tại mục III.2 hoặc bổ sung thủ tục ngoài các thủ tục nêu tại mục III.2 (KTV có thể tham khảo thư viện các thủ tục kiểm toán bổ sung trong CTKTM – BCTC 2019).

III.2. Thử nghiệm cơ bản kiểm toán các khoản đầu tư (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết minh trọng yếu)

Lưu ý: Đối với thử nghiệm cơ bản, xem xét các câu hỏi gợi ý dưới đây (bao gồm nhưng không giới hạn) để thiết kế, lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp khi trả lời “Có”, KTV sẽ xem xét lựa chọn, sửa đổi/bổ sung hoặc loại bỏ các thủ tục kiểm toán tương ứng với bước đó tại CTKiT.

 

Không

Ý kiến

1.       

Bước B

 

 

 

 

·       Số dư của khoản mục này có trọng yếu (Giá trị khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện) hoặc dự kiến là trọng yếu tại ngày kết thúc kỳ kế toán không?

·       Đơn vị có đầu tư các khoản chứng khoán đã niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết không?

 

 

 

 

 

2.       

Bước C

 

 

 

 

·       Có các khoản tăng hoặc giảm lớn các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) trong kỳ không?

 

 

 

 

 

3.       

Bước D

 

 

 

 

·       Có chứng khoán kinh doanh và tiền gửi có kỳ hạn lớn vào cuối kỳ không?

 

 

 

 

 

4.       

Bước E

 

 

 

 

·       Có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) bị tổn thất không?

·       Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) có bị ghi quá hoặc ghi thiếu theo kinh nghiệm trước đây của KTV không?

·       Có cơ sở không mang tính hệ thống và không có khả năng xác minh được BGĐ sử dụng để đánh giá các khoản trích lập dự phòng tổn thất đầu tư không?

 

 

 

 

 

5.       

Bước F

 

 

 

 

·       Có bất kỳ các giao dịch nào phát sinh dẫn tới việc điều chỉnh các khoản chứng khoán kinh doanh và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trong kỳ không?

 

 

 

 

 

6.       

Bước G

 

 

 

 

·       Có bất kỳ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) nào được thực hiện bằng ngoại tệ không?

 

 

 

 

 

7.       

Bước H

 

 

 

 

 

 

·       Có bất kỳ sự không tuân thủ nào khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng trong các kỳ trước không?

·       Có bất kỳ thay đổi nào trong các chính sách kế toán trong kỳ không?

·       Có bất kỳ khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) nào được thế chấp tại ngân hàng và/hoặc tại các bên khác không?

KẾT LUẬN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ

Theo ý kiến của tôi, từ các thủ tục được lập kế hoạch, các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp có thể được thu thập để đạt được các mục tiêu kiểm toán.

Thử nghiệm cơ bản kiểm toán các khoản đầu tư (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết minh trọng yếu)

Ghi chú: Khi lựa chọn thực hiện các bước B, C, D, E, F, G, H nêu trên, KTV phải thực hiện các thủ tục cụ thể (nếu phù hợp) nêu tại từng bước tương ứng của tờ CTKiT.

– Loại bỏ các thủ tục kiểm toán không cần thiết và bổ sung các thủ tục kiểm toán khác theo yêu cầu thực tế của đơn vị được kiểm toán để xử lý rủi ro cụ thể.

 

 

Xử lý cơ sở dẫn liệu

Tham chiếu giấy làm việc

Có thỏa mãn với kết quả không?

Có/Không

Chữ ký và ngày thực hiện

A.       Thủ tục chung

 

 

 

 

 

Kiểm tra chính sách kế toán có áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng không.

Trường hợp có thay đổi chính sách kế toán đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫn của [CMKT số 29] không.

A

 

 

 

 

Thu thập phân loại về các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (Chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) và đối chiếu sổ cái.

 

 

 

 

1

Lập bảng tổng hợp số liệu dựa trên Bảng CĐSPS kỳ hiện tại và số liệu kỳ trước đã được kiểm toán.

A

 

 

 

2

Thu thập danh mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) với thông tin chi tiết về tên các bên nhận đầu tư, số lượng và giá trị chứng khoán đầu tư, lãi cổ tức và lãi cho vay nhận được, lãi/lỗ do bán các khoản đầu tư, giá thị trường của các khoản đầu tư cuối năm.

E, A

 

 

 

 

Thực hiện các thủ tục phân tích

 

 

 

 

3

Thực hiện các thủ  tục phân tích sau:

(a)      So sánh số dư TK của kỳ hiện tại với kỳ trước và phân tích nguyên nhân của các biến động;

(b)      Soát xét các khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, hoặc khoản mục bất thường khác, tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các thủ tục tương ứng (nếu cần).

C, E, A

 

 

 

4

Xem xét liệu có các rủi ro cụ thể được xác định từ việc thực hiện các thủ tục phân tích dẫn đến số dư các khoản đầu tư chứa đựng sai sót trọng yếu không.

E, C, A, V

 

 

 

B.       Ghi nhận ban đầu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn)

E

 

 

 

1

Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh. Thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh là thời điểm nhà đầu tư có quyền sở hữu, cụ thể như sau:

– Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh (T+0);

– Chứng khoán chưa niêm yết được ghi nhận tại thời điểm chính thức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

E

 

 

 

2

Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh) như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại tín phiếu, kỳ phiếu), trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác cần được ghi theo giá gốc.

E

 

 

 

3

Đảm bảo đơn vị đã hạch toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng.

E

 

 

 

C.       Kiểm tra tăng và giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn)

 

 

 

 

1

Đối với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn tăng trong kỳ:

(a)     Xác minh tất cả các khoản đầu tư tăng với các tài liệu gốc như giấy chứng nhận cổ phần, thỏa thuận chuyển nhượng cổ phiếu, hợp đồng tiền gửi,…;

(b)     Đối chiếu với các phiếu thanh toán của ngân hàng, các chứng từ thanh toán khác để xác minh tổng số tiền đầu tư đã được thanh toán, đối chiếu với danh mục chi tiết của các khoản đầu tư với sổ cái; và

(c)     Kiểm tra sự phù hợp về thẩm quyền phê duyệt của các khoản đầu tư tăng trong kỳ (ví dụ: Nghị quyết của BGĐ hoặc Biên bản họp đã ký);

(d)     Kiểm tra việc tuân thủ chính sách đầu tư của đơn vị, ghi nhận chi phí mua và phân loại khoản đầu tư phù hợp với chính sách kế toán của đơn vị.

E,A

 

 

 

2

Đối với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn giảm trong kỳ:

(a)    Xác minh tất cả các khoản đầu tư giảm từ tài liệu gốc như thỏa thuận chuyển nhượng cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phiếu bị hủy, thời hạn tất toán hợp đồng tiền gửi,…;

(b)    Đối chiếu với các chứng từ của ngân hàng và các chứng từ tài liệu liên quan về việc bán, tất toán các khoản đầu tư;

(c)    Soát xét cơ sở của việc ghi nhận các khoản lãi hoặc lỗ đối với các phần chuyển nhượng hoặc việc giảm lợi ích, kiểm tra giá gốc của các khoản đầu tư còn lại được hạch toán và ghi nhận phù hợp; và

(d)     Kiểm tra các khoản lỗ hoặc lãi được ghi nhận phù hợp trên Báo cáo KQHĐKD.

 

E

 

E

 

V

 

E

 

 

 

  1. Số dư các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn)

 

 

 

 

1

Gửi thư xác nhận các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn:

(a)    Chọn mẫu các khoản đầu tư, lập và gửi thư xác nhận dưới sự kiểm soát của KTV. Lưu ý việc xác nhận bổ sung thông tin về các giao dịch, lãi, lỗ, các thỏa thuận đặc biệt,… phát sinh trong kỳ. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có);

(b)    Trường hợp thư xác nhận không có hồi âm: Tìm hiểu nguyên nhân, yêu cầu khách hàng trao đổi với bên nhận đầu tư; Gửi thư xác nhận lần 2 (nếu cần). Thực hiện thủ tục thay thế: Kiểm tra chứng từ liên quan đến việc ghi nhận khoản đầu tư;

(c)     Trường hợp đơn vị không cho phép KTV gửi thư xác nhận: Tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá tính hợp lý và thu thập giải trình bằng văn bản của BGĐ/BQT về nguyên nhân không cho phép và thực hiện các thủ tục thay thế khác (nếu phù hợp).

A, E

 

 

 

E.       Soát xét tổn thất các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn)

 

 

 

 

1

Xem xét liệu có bất kỳ dấu hiệu của sự tổn thất giá trị mà ảnh hưởng bất lợi cho giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn không, và  kiểm  tra việc xử lý của đơn vị có phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng không.

(a)       Nếu có dấu hiệu của tổn thất các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn, thu thập việc đánh giá về sự tổn thất đầu tư của khách hàng và đánh giá sự phù hợp của việc đánh giá tổn thất đầu tư đó theo quy định của CMKT, chế độ kế toán có liên quan.

(b)       Thu thập giá trị thị trường của các chứng khoán kinh doanh tại ngày kết thúc kỳ kế toán (khi có thể áp dụng). Nếu thực tế cho thấy giá trị thị trường giảm thấp dưới giá gốc của các khoản đầu tư có thể là dấu hiệu của sự tổn thất đầu tư.

V

 

 

 

2

Kết luận về việc đánh giá của KTV đối với tổn thất các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn. Trong trường hợp bất đồng ý kiến với BGĐ, xem xét việc đưa vấn đề ra thảo luận với BQT.

V

 

 

 

F.       Vấn đề khác

 

 

 

 

1

Xem xét các Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, HĐQT/HĐTV, BGĐ trong năm, phỏng vấn các cá nhân có liên quan để xác định:

– Có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) nào đã thực hiện nhưng chưa được ghi sổ hoặc để ngoài Bảng CĐKT hoặc cho mục đích đặc biệt của đơn vị hoặc bất thường và các khoản đầu tư trọng yếu sẽ phát sinh trong tương lai gần cần thuyết minh;

– Có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) đã dùng để cầm cố, thế chấp không [kết hợp với phần hành kiểm toán “Vay và nợ ngắn hạn, dài hạn” (E100)].

C/Tính đầy đủ, P&D

 

 

 

2

Đảm bảo rằng bất kỳ sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, có mối liên hệ với các nghiệp vụ trong năm, có thể ảnh hưởng tới việc đánh giá các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) đã được xem xét và điều chỉnh.

A

 

 

 

3

Đối với các giao dịch và số dư với bên liên quan: Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá áp dụng, lãi (lỗ)…(tham chiếu đến các phần hành kiểm toán có liên quan)

A

 

 

 

G.      Ngoại tệ

 

 

 

 

 

Đảm bảo tất cả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) được chuyển đổi phù hợp theo tỉ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh.

A, V

 

 

 

H.       Trình bày và thuyết minh

P&D

 

 

 

1

Đảm bảo các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn (bao gồm chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn) được thuyết minh phù hợp trên BCTC theo khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng.

P&D

 

 

 

2

Xem xét sự cần thiết phải hoàn thành danh mục kiểm tra thuyết minh BCTC về khoản mục này để đảm bảo việc trình bày và thuyết minh phù hợp.

P&D

 

 

 

3

Đảm bảo đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong HSKiT để hỗ trợ cho việc thực hiện tất cả các thuyết minh.

P&D

 

 

 

KẾT LUẬN cuối cùng kiểm toán các khoản đầu tư

 

 

Không

Không áp dụng

Ý kiến

1.     

Không có ngoại lệ nào trong việc xử lý các rủi ro được xác định tại các giấy làm việc phần A800.

 

 

 

 

2.     

Công việc đã được thực hiện theo kế hoạch, các phát hiện và kết quả được lưu đầy đủ trong hồ sơ.

 

 

 

 

3.     

Không có ý kiến bổ sung nào được đưa vào Thư giải trình (B440) hoặc Thư quản lý (B210). Nếu áp dụng, mức độ tin cậy vào KSNB đã được lập kế hoạch trong khu vực này vẫn còn phù hợp.

 

 

 

Nếu chọn “Có”, sửa đổi giấy làm việc B440 hoặc B210.

4.     

Tất cả thông tin cần thiết đã được thu thập cho việc trình bày và thuyết minh trong BCTC.

 

 

 

 

5.     

Các sai sót đã được xác định (ngoài các sai sót không đáng kể) đã được ghi nhận tại giấy làm việc B360.

 

 

 

 

6.     

Đánh giá rủi ro ban đầu không cần thiết phải sửa đổi khi xem xét các bằng chứng kiểm toán thu thập được.

 

 

 

Nếu chọn “Có”, trình bày tại giấy làm việc B410 và xem xét ảnh hưởng đến các phần công việc còn lại của KTV và công việc được thực hiện đến thời điểm đưa ra kết luận.

7.     

Các bằng chứng được thu thập là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở đạt được các mục tiêu kiểm toán.

 

 

 

Nếu chọn “Không”, trình bày tại giấy làm việc B410 và xem xét ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán tại giấy làm việc B140.

8.     

Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi ở kỳ kiểm toán tiếp theo.

 

 

 

Nếu chọn “Có”, trình bày tại giấy làm việc B410.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.