Kiểm tra nghĩa vụ nợ thuế

Kiểm tra nghĩa vụ nợ thuế trên hệ thống Thuedientu.gdt.gov.vn như thế nào? Vì thỉnh thoảng có thể doanh nghiệp sẽ phát sinh ra thông báo nợ thuế do cơ quan thuế gửi nên cần thực hiện đối chiếu

We would like to give instructions on how to check the late payment amount as follow:

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản thuế điện tử công ty, sau đó chọn mục “Nộp thuế”
  • Step 1: Log in to the company’s electronic tax account, then select the “Tax Payment” section

  • Bước 2: Sau đó, tại trường “loại nghĩa vụ”, chọn “tất cả” rồi nhấn vào nút “Truy vấn”
  • Step 2: Then, in the “obligation type” field, select “all” and click the “query” button

  • Bước 3: Sau đó trên màn hình sẽ hiện lên các khoản/tờ khai mà công ty chưa nộp thuế, lấy mã tại cột “Số tờ khai/Số quyết định/Số thông báo/ID khoản phải nộp” đối chiếu với số tờ khai đã nộp để tìm được khoản thuế cần bổ sung tương ứng.
  • Step 3: Then on the screen will show the declarations that the company has not paid taxes. You take the code in the column “Declaration number/Decision number/Notice number/ID of the payable item” to cross-check with the FCT declaration number that you have submitted to find the corresponding tax amount to be supplemented.

Ngoài cách trên ra, còn một cách khác là vào mục “Tra cứu” và chọn “Sao kê giao dịch” rồi đối chiếu các khoản cần nộp và các khoản đã nộp tương ứng. Các khoản còn lại chưa được nộp chính là số tiền còn thiếu. Tuy nhiên cách này có nhược điểm là chỉ tra cứu được khoảng thời gian 6 tháng một lần là thời gian đối chiếu cũng lâu hơn. Các bước như trong ảnh phía dưới:

Besides the above method, there is another way that you can go to the “Lookup” section and select “Transaction history” then cross-check the corresponding payable and paid items. The remaining items that have not been paid are the amount that is still missing. However, this method has the disadvantage that it only looks up once every 6 months, and the cross-check time is longer. 

 

Cách khác

Hiện nay tất cả các loại thuế tại Việt Nam đều có thể tra cứu trên cổng thông tin điện tử về thuế. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tra cứu thông tin thuế của mình.

Thao tác thực hiện tra cứu nợ thuế doanh nghiệp trên Thuế điện tử như sau:

Bước 1: Truy cập https://thuedientu.gdt.gov.vn/. Chọn phần DOANH NGHIỆP ở phía phải màn

hình, sau đó chọn phần Đăng nhập.

Bước 2: Đăng nhập với thông tin thuế và mật khẩu của doanh nghiệp.

Bước 3: Chọn Tra cứu rồi chọn Số thuế còn phải nộp.

Bước 4: Chọn kỳ tính, loại thuế và nhấn tra cứu.

– Tại ô Kỳ tính thuế bạn chọn tháng và năm muốn tra cứu

– Nếu bạn muốn tra cứu hết tất cả các thuế của doanh nghiêp còn đang nợ thì tại ô Loại thuế, bạn hãy để mặc định là Tất cả.

Sau khi chọn xong, bạn nhấn Tra cứu để truy xuất dữ liệu. Kết quả trả về sẽ như hình dưới:

Trong đó, ở cột nội dung kinh tế, ý nghĩa của một số mã sau để tiện tra cứu :

  • 1701: Tiền thuế GTGT phải nộp.
  • 4931: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế GTGT (nếu có).
  • 1052: Tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp.
  • 4918: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế TNDN (nếu có).
  • 2863: Tiền thuế Môn bài phải nộp.
  • 4944: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế Môn bài (nếu có).

Một số lưu ý khi tra cứu nợ thuế

Khi tra cứu nợ thuế trên trang Thuế điện tử bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, bạn cần nộp cả tiền thuế và tiền lãi phát sinh (nếu có).

– Nếu thông tin hiển thị Chưa khóa sổ đồng nghĩa chưa đến hạn nộp các loại báo cáo và thuế của kỳ đó. Do đó, số liệu chưa được cập nhật đầy đủ và chính xác nhất.

Số liệu chính xác khi thông báo hiện trạng thái Khóa sổ

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.