Mẫu thỏa thuận bù trừ công nợ song ngữ – Offset Document, phiên bản Song ngữ giúp kế toán giải thích tới Nhà quản lý người nước ngoài thuận tiện hơn.
Nội dung bài viết
Điều kiện thanh toán bù trừ công nợ
Để việc cấn trừ, bù trừ công nợ giữa các khoản nêu trên đáp ứng điều kiện là thanh toán không dùng tiền mặt khi xác định chi phí được trừ, khấu trừ thuế GTGT, hai bên cần lưu ý
- > Quy định rõ trong hợp đồng về phương thức thanh toán bù trừ
- > Lập biên bản cấn trừ công nợ, trong đó chi tiết đối chiếu số liệu các khoản được đối trừ
Sau khi thực hiện bù trừ, phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Có được thanh toán bù trừ bằng lợi nhuận không?
Hiện nay hình thức này chưa được chấp nhận, xem công văn 2862/TCT-CS
Trường hợp Công ty chuyển lợi nhuận ra nước ngoài cho công ty mẹ theo hình thức cấn trừ công nợ với khoản phải thu công ty mẹ thì hình thức chuyển lợi nhuận này chưa phù hợp với thông tư 186/2010/TT-BTC.
Đồng thời việc thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của Công ty theo hình thức cấn trừ công nợ như trình bày không được coi là thanh toán qua ngân hàng nên Công ty không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo Điều 6 thông tư 219/2013/TT-BTC.
Ví dụ mẫu: Biên bản bù trừ công nợ song ngữ
Thanh toán không dùng tiền mặt như thế nào để phù hợp với luật thuế?
BIÊN BẢN BÙ TRỪ CÔNG NỢ CLEARING DEBT AGREEMENT Số/ No: …………. – Căn cứ Hợp đồng ……………………….ngày …………………… – Pursuant to Contracts …………………………… dated ……………………..; – Căn cứ theo Thỏa thuận làm việc và Quyền lợi số …………………; – Pursuant to Agreement of Working and Benefit no…………………….; – Căn cứ Thỏa thuận thanh toán số…………… ngày ………………. và Phụ lục thỏa thuận thanh toán số …………………………………………..; – Pursuant to the Payment Agreement no………. dated …………. and Payment Agreement Appendix no ……………………; – Căn cứ vào nhu cầu, khả năng hai bên: – Based on the needs, ability of the two parties: Hôm nay, ngày …………….., tại Văn phòng Công ty TNHH ………………………… Việt Nam, chúng tôi gồm: Today, ………………, at ………………………… Viet Nam’s office, we include: Bên A: Công ty TNHH ………………………… Party B: ………………………… Co., Ltd Địa chỉ:…………………… Address;……………………. Điện thoại/ Tel:…………………………………. Đại diện/Representative: Ông ………………………… Chức vụ/Position: …………
Bên B: Công ty TNHH ………………………… Party B: ………………………… Co., Ltd Địa chỉ:…………………… Address;……………………. Điện thoại/ Tel:…………………………………. Đại diện/Representative: Ông ………………………… Chức vụ/Position: ………… Sau khi bàn bạc, hai bên cùng nhau thỏa thuận một số nội dung như sau: After discussion, the two parties agreed on some contents as follows: Đơn vị/Unit: USD
Tính đến ngày ………….., sau khi …………………….. bên A phải trả cho bên B là ………..(bằng chữ:……………..). To ……………, after …………………. debt A has to pay to Party B is USD 15.000 (in words: Fifteen thousand dollars). Biên bản này được làm thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản và là cơ sở để thanh toán và giải quyết khi có tranh chấp giữa hai bên. This minutes is made in two copies of equal validity, each party keeps one copy and as a basis for payment and settlement when there is a dispute between the two parties.
|
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.