Quản trị tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Quản trị tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp là vấn đề quan trọng, cụ thể là phương án tổ chức, quản lý nguồn vốn trung và dài hạn, quản lý nguồn vốn lưu động, quản lý dòng tiền. Bài viết cũng mô tả sự cần thiết của phân tích tài chính trong việc hỗ trợ ra quyết định của doanh nghiệp và các hệ thống chỉ số phân tích cơ bản.

Nguyên tắc chung quản lý nguồn vốn

Quản lý nguồn vốn tại doanh nghiệp cần đầy đủ trên 4 khía cạnh: Huy động – Đầu tư – Bảo toàn – Tối ưu hóa.

  • • Huy động: Các hình thức huy động vốn mà doanh nghiệp sau khi đi vào vận hành có thể tiếp cận sẽ rất đa dạng (hình thức vay thế chấp, vay tín chấp, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi thành cổ phiếu và phát hành cổ phiếu v.v). Doanh nghiệp cần cân nhắc tổng thể đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh và mục tiêu quản lý, huy động vốn trong quá trình lựa chọn phương thức huy động vốn và các nguồn huy động vốn phù hợp.
  • • Đầu tư: Doanh nghiệp cần thiết lập và áp dụng hệ thống quy trình thẩm định, đánh giá khách quan với các tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể đối với từng cơ hội, phương án đầu tư theo 03 bước: Phân tích định lượng – Phản biện – Đánh giá.
  • • Tối ưu hóa: Doanh nghiệp cần định hình văn hóa quản trị tài chính tập trung vào việc tạo và duy trì dòng tiền (cash culture) cho doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu tối đa các khoản lưu đọng vốn không cần thiết.
  • • Bảo toàn: Doanh nghiệp cần cập nhật biến động tăng/ giảm nguồn vốn cũng như chủ động xác định các rủi ro về thanh khoản, tín dụng và cấu trúc vốn để đưa ra các phương án xử lý, giảm thiểu nguy cơ gây thất thoát

Quản trị vốn lưu động

• Vốn lưu động là nguồn vốn trong ngắn hạn nhằm đáp ứng cho các hoạt động SXKD hằng ngày của doanh nghiệp. Đây cũng là thước đo về khả năng thanh khoản hoạt động của doanh nghiệp đó

• Việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp chủ yếu liên quan tới khả năng cân bằng mối quan hệ đánh đổi giữa tiền, chi phí và kinh doanh. Cụ thể, hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp thường được phân tích và đánh giá dựa trên 03 tiêu chí: rút ngắn thời gian thu nợ của khách hàng, tối ưu thời gian tồn kho của hàng hóa nguyên vật liệu và kéo dài tối đa số ngày nợ tiền nhà cung cấp mà vẫn duy trì được mối quan hệ kinh doanh lành
mạnh.

Quản lý dòng tiền cần lưu ý:

  • • Lập kế hoạch dòng tiền chi tiết và cập nhật liên tục
  • • Thiết lập hạn mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu kèm các quy định cụ thể về xử lý tiền dư vượt hạn mức
  • • Xem xét tổ chức quản lý tài khoản tập trung hoặc quản lý dòng tiền tập trung khi quy mô cho phép.

Phân tích tài chính

Việc phân tích các chỉ số tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ bức tranh toàn diện về hiệu quả hoạt động SXKD, đầu tư và sức khỏe tài chính, từ đó cung cấp cơ sở đầu vào cho các quyết định điều hành.

Hệ thống các chỉ số phân tích tài chính cơ bản bao gồm:

  • • Khả năng sinh lời
  • • Hiệu suất hoạt động
  • • Hiệu suất đầu tư
  • • Khả năng thanh khoản
  • • Khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính và an toàn vốn

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.