So sánh VAS và IFRS (Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán Quốc tế)

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IFRS) đều là những hệ thống quy định quan trọng đối với cách mà các công ty ghi chép và báo cáo tài chính của mình. Tuy nhiên, có những khác biệt đáng kể giữa hai hệ thống chuẩn mực này. Dưới đây là một số nội dung So sánh VAS và IFRS (Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế)

Quy định liên quan tới việc đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo

Sự khác biệt giữa VAS và IFRS về việc ghi nhận theo giá trị hợp lý không phải ở thời điểm ghi nhận ban đầu mà ở thời điểm sau khi nhận ban đầu khi doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính. Tại ngày báo cáo, VAS yêu cầu hầu hết tài sản và nợ phải trả ghi nhận theo giá gốc, sự thay đổi về giá trị hợp lý chưa được phản ánh ngoại trừ trường hợp đánh giá lại  các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

Có một số quan điểm cho rằng chứng khoán kinh doanh đã được đánh giá lại theo giá trị hợp lý dưới hình thức trích lập dự phòng giảm giá nhưng vấn đề này lại không phải là quy định của VAS mà là quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp và cơ chế tài chính. Ngoài ra, việc lập dự phòng giảm giá cũng mới chỉ là ghi nhận một chiều sự thay đổi của giá trị hợp lý (chiều giảm) chứ chưa phải là quy định đầy đủ về đánh giá lại theo giá trị hợp lý như IFRS. Có thể tóm tắt một số tài sản và nợ phải trả chưa được đánh giá theo giá trị hợp lý theo IFRS như sau:

Tài sản/Nợ phải trả

Phương pháp ghi nhận

Theo VAS

Theo IFRS

Công cụ tài chính (gồm cả chứng khoán và công cụ phái sinh) nắm giữ vì mục đích kinh doanh

Giá gốc

Giá trị hợp lý

Công cụ tài chính phái sinh nắm giữ vì mục đích phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý hoặc phòng ngừa rủi ro luồng tiền

Giá gốc

Giá trị hợp lý

Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết nắm giữ bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tương hỗ

Giá gốc

Giá trị hợp lý

Bất động sản đầu tư (ngoại trừ trường hợp áp dụng mô hình giá gốc)

Giá gốc

Giá trị hợp lý

Tài sản sinh học

Giá gốc

Giá trị hợp lý trừ chi phí bán

Sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến tại thời điểm thu hoạch

Giá gốc

Giá trị hợp lý trừ chi phí bán

Tài sản dài hạn nắm giữ để bán

Giá gốc

Giá trị hợp lý trừ chi phí bán

Về ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính theo giá trị hiện tại, giá hiện hành, giá trị phân bổ, chiết khấu dòng tiền theo lãi suất hiệu lực

IFRS yêu cầu một số tài sản như các khoản phải thu, cho vay… phải được ghi nhận theo giá phí phân bổ trên cơ sở xác định giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai; VAS mặc dù có đề cập đến nhưng chỉ là về mặt lý thuyết (trong VAS 14) còn về mặt thực tế chưa bao giờ được hướng dẫn nên bản chất nội dung này vẫn là một trong những sự khác biệt giữa 2 hệ thống;

Đối với Tài sản cố định

Về nguyên giá TSCĐ

IFRS cho phép tính vào nguyên giá TSCĐ những chi phí có thể phát sinh trong tương lai như chi phí tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng của TSCĐ nhưng VAS không cho phép ghi nhận các chi phí này như một trong các yếu tố cấu thành nguyên giá TSCĐ.

VAS chưa cho phép tự đánh giá lại TSCĐ tại thời điểm báo cáo.

IAS 16 cho phép doanh nghiệp đánh giá lại tài sản theo giá trị có thể thu hồi (là giá trị cao hơn giữa 2 giá trị: Giá trị hợp lý trừ chi phí bán và giá trị sử dụng). Tuy nhiên, VAS 3 chỉ cho phép đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp có quyết định của cơ quan Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập. Cụ thể IAS 16 cho phép doanh nghiệp được tự đánh giá lại các TSCĐ tại thời điểm báo cáo và ghi nhận tổn thất TSCĐ như sau:

– Khi đánh giá tăng TSCĐ, phần đánh giá tăng được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu sau khi đã bù trừ hết số được tổn thất tài sản ghi nhận là chi phí do đã đánh giá giảm trước đây;

– Khi đánh giá giảm TSCĐ để ghi nhận tổn thất tài sản, phần đánh giá giảm được ghi nhận vào chi phí sau khi đã bù trừ hết số được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu do đã đánh giá tăng trước đây.

Về khấu hao TSCĐ

Do chưa có quy định về tự đánh giá lại TSCĐ nên VAS cũng chưa có quy định về khấu hao TSCĐ tương ứng với giá trị được đánh giá lại của TSCĐ. Theo IAS 16, khi TSCĐ được đánh giá tăng, số khấu hao tương ứng với phần được đánh giá tăng sẽ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu để bù trừ với số đã đánh giá tăng.

Về thanh lý TSCĐ

Cũng do chưa có quy định về đánh giá lại TSCĐ nên VAS không có quy định về việc xử lý phần đánh giá tăng TSCĐ được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu. Theo IAS 16, khi thanh lý TSCĐ, phần đánh giá tăng đang ghi nhận trong vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào chi phí.

So sánh VAS và IFRS: Chuẩn mực kế toán Tài sản cố định hữu hình (IAS 16 và VAS 03)

Về ghi nhận tổn thất tài sản

Theo IAS 36, các tài sản như TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết, tài sản sinh học, quyền khai khoáng, các đơn vị tạo tiền, lợi thế thương mại phát sinh trong quá trình hợp nhất kinh doanh… phải được đánh giá và ghi nhận tổn thất (nếu có) vào báo cáo kết quả kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Tuy nhiên, tất cả yêu cầu này đều chưa được VAS đề cập đến hoặc xử lý một cách khác biệt trong Chế độ kế toán doanh nghiệp, cụ thể:

  • – Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp và cơ chế tài chính, doanh nghiệp được trích dự phòng đối với các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết nếu các công ty này bị lỗ. Tuy nhiên, giá trị các khoản đầu tư bị tổn thất có thể cao hơn so với số lỗ trong kỳ của các công ty này;
  • – Lợi thế thương mại được phân bổ 10 năm theo VAS nhưng IFRS yêu cầu xác định số tổn thất hàng năm chứ không phải tính trên cơ sở phân bổ dần đều;

Về giao dịch thuê tài sản

Hiện nay IFRS17 đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2018. IFRS 17 không phân biệt giao dịch cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động, thay vào đó chỉ phân biệt giao dịch cho thuê và giao dịch cung cấp dịch vụ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp được ghi nhận cả tài sản thuê hoạt động trên báo cáo tài chính của mình cho dù không có quyền sở hữu. VAS 6 vẫn dựa trên IAS 17 cũ nên tất cả những sự thay đổi gần đây của IASB đều tạo sự khác biệt giữa 2 hệ thống.

Về giao dịch hợp nhất kinh doanh

Về lợi thế thương mại

– IFRS 3 yêu cầu lợi thế thương mại phát sinh khi mua công ty con phải được tính cho cả phần của cổ đông không kiểm soát trong khi VAS 11 chỉ yêu cầu ghi nhận cho phần sở hữu của công ty mẹ;

– Trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn, IFRS 3 quy định lợi thế thương mại chỉ được xác định 1 lần duy nhất tại ngày kiểm soát, theo đó yêu cầu lợi thế thương mại phải được xác định trên cơ sở tài sản thuần của công ty con tại ngày kiểm soát và đánh giá lại giá phí những khoản đầu tư của công ty mẹ trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày kiểm soát. VAS yêu cầu xác định giá trị lợi thế thương mại là tổng giá trị lợi thế thương mại phát sinh tại từng lần trao đổi, tức là tài sản thuần của công ty con được xác định tại từng lần trao đổi và không yêu cầu đánh giá lại giá trị khoản đầu tư của công ty mẹ trong những lần trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày kiểm soát.

Về lợi ích cổ đông không kiểm soát

IFRS 3 yêu cầu lợi ích cổ đông không kiểm soát phải được ghi nhận tương ứng với phần lỗ mà họ gánh chịu kể cả khi phần lỗ này vượt quá phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con (nghĩa là phần lợi ích cổ đông không kiểm soát có thể được ghi âm). VAS 11 chỉ cho phép ghi nhận khoản lỗ cổ đông không kiểm soát gánh chịu tối đa bằng giá trị tài sản thuần mà họ sở hữu (không được ghi âm).

Về các giao dịch khác chưa có căn cứ để ghi nhận

Do chưa ban hành đủ các VAS nên hiện nay một số giao dịch tại Việt Nam chưa có căn cứ để ghi nhận hoặc đang phải tạm thời ghi nhận theo nguyên tắc của các khoản mục khác, ví dụ:

  • – Chưa có căn cứ để ghi nhận các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, khoản phúc lợi cho người lao động;
  • – Các tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp hiện nay đang phải ghi nhận và trình bày cùng với hàng tồn kho hoặc TSCĐ mà chưa được ghi nhận riêng.

Về báo cáo tài chính

Về đồng tiền chức năng

Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 21 có quy định rõ về đồng tiền chức năng và phân biệt đồng tiền này với đồng tiền báo cáo. Về bản chất đồng tiền chức năng là đồng tiền ghi sổ kế toán và VAS có đề cập đến điều này, tuy nhiên VAS chưa làm rõ được sự khác biệt giữa đồng tiền chức năng và đồng tiền báo cáo.

Về xác định mối quan hệ giữa nhà đầu tư và bên được đầu tư

Khi xác định mối quan hệ giữa nhà đầu tư và bên được đầu tư, IFRS yêu cầu phải tính đến ảnh hưởng của quyền biểu quyết tiềm năng còn VAS chỉ đề cập đến quyền biểu quyết hiện tại mà chưa tính đến quyền biểu quyết tiềm năng.

Về Báo cáo thu nhập toàn diện khác (OCI)

VAS chưa đề cập đến báo cáo thu nhập toàn diện. IAS 21 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày báo cáo thu nhập toàn diện khác dưới một trong hai hình thức: Là một báo cáo riêng hoặc là một phần của báo cáo kết quả kinh doanh. Về bản chất, có một số khoản mục thỏa mãn định nghĩa của thu nhập hoặc chi phí do làm thay đổi quy mô vốn chủ sở hữu nhưng không được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh, mà được trình bày trong báo cáo thu nhập toàn diện khác như:

  • – Các khoản đánh giá lại TSCĐ khi áp dụng mô hình đánh giá lại;
  • – Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi từ đồng tiền chức năng sang đồng tiền báo cáo;
  • – Lãi và lỗ ghi nhận trong chương trình phúc lợi cho nhân viên với lợi ích được xác định;
  • – Lãi và lỗ từ việc xác định lại giá trị của các tài sản tài chính sẵn sàng để bán;
  • – Phần lãi và lỗ hiệu quả của các công cụ phòng ngừa rủi ro trong phòng ngừa rủi ro dòng tiền.

Về báo cáo biến động vốn chủ sở hữu

IAS 1 quy định hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm cả báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu tuy nhiên VAS 21 chỉ yêu cầu trình bày báo cáo này như một mục trong thuyết minh BCTC.

Về việc trình bày tài sản sinh học, sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch chưa qua chế biến, tài sản dài hạn nắm giữ để bán

IAS 41 yêu cầu tài sản sinh học, như cây lấy gỗ, súc vật sinh sản… hoặc các sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch phải được trình bày tách biệt với hàng tồn kho và TSCĐ, đồng thời IAS 02 và IAS 16 cũng loại trừ khỏi phạm vi áp dụng đối với các tài sản này. Do chưa ban hành Chuẩn mực nông nghiệp nên hiện nay các tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch theo VAS đang được trình bày gộp với hoặc là hàng tồn kho hoặc là TSCĐ.

Về báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát

IAS có Chuẩn mực riêng để tình bày BCTC trong nền kinh tế siêu lạm phát trong khi Việt Nam chưa có yêu cầu về vấn đề này. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa tạo ra ảnh hưởng trọng yếu trong thực tế vì nền kinh tế Việt Nam không rơi vào tình trạng siêu lạm phát nên việc chưa ban hành Chuẩn mực này về cơ bản không có tác động đến báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

Những Chuẩn mực Việt Nam chưa ban hành so với chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS

Tính đến 2016, so với hệ thống IFRS (chuẩn mực kế toán quốc tế), Việt Nam còn chưa ban hành 17 Chuẩn mực kế toán cụ thể như sau:

Download Danh sách chuẩn mực kế toán Quốc tế – International Accounting Standard

English Version

Vietnamese Accounting Standards (VAS) and International Financial Reporting Standards (IFRS) are both important regulatory frameworks for how companies record and report their finances. However, there are significant differences between these two sets of standards. Below is a comparison of VAS and IFRS.

Vietnamese standards not yet issued compared to international accounting standards IFRS

As of 2016, compared to the IFRS system, Vietnam has not yet issued 17 specific Accounting Standards as follows:

  1. IAS 19 – Employee Benefits
  2. IAS 20 – Accounting for Government Grants and Disclosure of Government Assistance
  3. IAS 26 – Accounting and Reporting by Retirement Benefit Plans
  4. IAS 29 – Financial Reporting in Hyperinflationary Economies
  5. IAS 36 – Impairment of Assets
  6. IAS 41 – Agriculture
  7. IFRS 1 – First-time Adoption of International Financial Reporting Standards
  8. IFRS 2 – Share-based Payment
  9. IFRS 5 – Non-current Assets Held for Sale and Discontinued Operations
  10. IFRS 6 – Exploration for and Evaluation of Mineral Resources
  11. IFRS 7 – Financial Instruments: Disclosures (Replaces IAS 32)
  12. IFRS 8 – Operating Segments
  13. IFRS 9 – Financial Instruments: Recognition and Measurement (Replaces IAS 39)
  14. IFRS 11 – Joint Arrangements
  15. IFRS 12 – Disclosure of Interests in Other Entities
  16. IFRS 13 – Fair Value Measurement
  17. IFRS 14 – Regulatory Deferral Accounts

Regulations related to the revaluation of assets and liabilities at fair value at the reporting date

The difference between VAS and IFRS in recognizing at fair value is not at the time of initial recognition but at a later time when the enterprise prepares and presents financial statements. On the reporting date, VAS requires most assets and liabilities to be recognized at historical cost, and changes in fair value are not reflected except in the case of revaluation of foreign currency monetary items.

Some views suggest that trading securities have been revalued at fair value in the form of impairment provision, but this is not a regulation of VAS but a regulation of the business accounting regime and financial mechanism. Additionally, the impairment provision is only a one-sided recognition of the change in fair value (decrease direction) and not a full regulation of revaluation at fair value like IFRS. A summary of some assets and liabilities not valued at fair value according to IFRS can be outlined as follows:

Asset/Liability – Recording Method

  • VAS – IFRS

Financial instruments (including securities and derivatives) held for trading purposes

  • Historical cost – Fair value

Derivative financial instruments held for hedging fair value or cash flow risks

  • Historical cost – Fair value

Investments in subsidiaries, joint ventures, associates held by venture capital funds, mutual funds

  • Historical cost – Fair value

Investment properties (except when applying the cost model)

  • Historical cost – Fair value

Biological assets

  • Historical cost – Fair value minus selling costs

Unprocessed agricultural products at the time of harvest

  • Historical cost – Fair value minus selling costs

Non-current assets held for sale

  • Historical cost – Fair value minus selling costs

Regarding the recognition of financial statement elements at present value, current price, allocated value, and discounted cash flow at the effective interest rate

IFRS requires some assets such as receivables, loans, etc., to be recognized at allocated cost on the basis of determining the present value of future cash flows; VAS mentions this but only theoretically (in VAS 14) and in practice, it has never been guided, so this content is still one of the differences between the two systems.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.