IAS 01 Trình bày báo cáo tài chính – Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu

Bài viết hướng dẫn xử lý kế toán IAS 01 Trình bày báo cáo tài chính – Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu. Hướng dẫn chi tiết có ví dụ minh họa đính kèm để người đọc hiểu trình tự.

Ví dụ

Bảng Kê Biến Động Vốn Chủ Sở Hữu cho Năm Kết Thúc Ngày 31 tháng 12 Năm 202X

Thành Phần Số Dư Đầu Kỳ Thay Đổi Số Dư Cuối Kỳ
Vốn Cổ Phần $100,000 $+20,000 $120,000
Lợi Nhuận Giữ Lại $50,000 $+30,000 $80,000
Đánh Giá lại Tài sản $20,000 $-5,000 $15,000
Các Quỹ Khác $10,000 $+2,000 $12,000
Tổng Vốn Chủ Sở Hữu $180,000 $+47,000 $227,000

Chi Tiết Các Thay Đổi:

  • Vốn Cổ Phần: Phát hành cổ phiếu mới.
  • Lợi Nhuận Giữ Lại: Lợi nhuận ròng của năm không được phân phối dưới dạng cổ tức.
  • Đánh Giá lại Tài sản: Lỗ từ việc tái đánh giá tài sản cố định.
  • Các Quỹ Khác: Các khoản lợi nhuận khác được ghi nhận trong các khoản thu nhập khác toàn diện.

Ví dụ này bao gồm các thành phần điển hình như Vốn Cổ Phần, Lợi Nhuận Giữ Lại và Surplus Tái Đánh Giá, minh họa cách thức các giao dịch như phát hành cổ phiếu, giữ lợi nhuận và tái đánh giá tài sản ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu của công ty.

Các mẫu báo cáo tài chính theo IFRS – IFRS Financial Statements Example

Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu

Thông tin cần được trình bày trong báo cáo biến động vốn chủ sở hữu

106   Đơn vị phải trình bày báo cáo biến động vốn chủ sở hữu như yêu cầu trong đoạn 10, gồm các thông tin sau:

(a)        tổng thu nhập toàn diện trong kỳ, trình bày riêng phần của chủ sở hữu  công ty mẹ và phần của cổ đông không kiểm soát;

(b)         ảnh hưởng của việc áp dụng hồi tố hoặc trình bày lại theo phương pháp hồi tố trong IAS 8 đối với từng cấu phần của vốn chủ sở hữu; và

(c)        [bỏ]

(d)        đối với từng cấu phần của vốn chủ sở hữu, đối chiếu giữa giá trị ghi sổ tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ cũng như thuyết minh riêng (tối thiểu) các thay đổi phát sinh từ:

(i)       các khoản lãi, lỗ;

(ii)      các khoản thu nhập toàn diện khác; và

(iii)     các giao dịch với chủ sở hữu của đơn vị với tư cách là chủ sở hữu, trình bày riêng phần vốn góp của chủ sở hữu và phần phân phối cho các chủ sở hữu và thay đổi về lợi ích sở hữu trong các công ty con mà không dẫn đến việc mất quyền kiểm soát;

Thông tin trình bày trong báo cáo biến động vốn chủ sở hữu hoặc trong thuyết minh báo cáo tài chính

106A Đối với từng cấu phần của vốn chủ sở hữu, đơn vị phải trình bày trong báo cáo biến động vốn chủ sở hữu hoặc thuyết minh báo cáo tài chính phần phân tích các khoản thu nhập toàn diện khác theo từng chỉ tiêu (xem đoạn 106 (d) (ii)).

107   Đơn vị phải trình bày trong báo cáo biến động vốn chủ sở hữu hoặc trong thuyết minh báo cáo tài chính, giá trị cổ tức được ghi nhận là phần phân phối cho các chủ sở hữu trong kỳ và cổ tức được chia trên mỗi cổ phiếu.

108   Trong đoạn 106, các cấu phần của vốn chủ sở hữu bao gồm, ví dụ các loại vốn đã góp, số dư lũy kế của từng loại thu nhập toàn diện khác và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.     

109   Biến động trong vốn chủ sở hữu của đơn vị từ đầu kỳ đến cuối kỳ báo cáo thể hiện sự tăng hoặc giảm của tài sản thuần trong kỳ. Ngoại trừ các biến động do giao dịch với chủ sở hữu với tư cách là chủ sở hữu (như góp vốn, mua lại công cụ vốn của chính đơn vị và cổ tức) và chi phí liên quan trực tiếp đến những giao dịch này, toàn bộ biến động trong vốn chủ sở hữu trong kỳ thể hiện tổng thu nhập và chi phí, bao gồm cả các khoản lãi và lỗ phát sinh từ hoạt động trong kỳ của đơn vị.

110   IAS 8 yêu cầu điều chỉnh hồi tố để phản ánh những thay đổi trong chính sách kế toán tới mức có thể thực hiện được, trừ trường hợp các điều khoản chuyển tiếp của các IFRS khác có quy định khác. IAS 8 cũng yêu cầu điều chỉnh hồi tố để sửa chữa sai sót tới mức có thể thực hiện được. Việc điều chỉnh hồi tố và trình bày lại theo phương pháp hồi tố không phải là những biến động của vốn chủ sở hữu nhưng làm thay đổi số dư đầu kỳ của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, trừ trường hợp một IFRS có yêu cầu điều chỉnh hồi tố vào một cấu phần khác của vốn chủ sở hữu.  Đoạn 106(b) yêu cầu thuyết minh trong báo cáo biến động vốn chủ sở hữu tổng số điều chỉnh đối với từng cấu phần của vốn chủ sở hữu do thay đổi chính sách kế toán một cách riêng biệt với tổng số điều chỉnh do sửa chữa các sai sót. Các điều chỉnh này được thuyết minh riêng cho từng kỳ trước và đầu kỳ hiện tại.

Example

The Statement of Changes in Equity, as outlined in IAS 01, shows all changes in an entity’s equity during a reporting period. Below is a simplified example with fictional data figures for a company: Statement of Changes in Equity for the Year Ended December 31, 202X

Component Opening Balance Changes Closing Balance
Share Capital $100,000 $+20,000 $120,000
Retained Earnings $50,000 $+30,000 $80,000
Revaluation Surplus $20,000 $-5,000 $15,000
Other Reserves $10,000 $+2,000 $12,000
Total Equity $180,000 $+47,000 $227,000

Breakdown of Changes:

  • Share Capital: Issuance of new shares.
  • Retained Earnings: Net profit for the year not distributed as dividends.
  • Revaluation Surplus: Loss from the revaluation of fixed assets.
  • Other Reserves: Miscellaneous gains recognized in other comprehensive income.

This example includes typical components such as Share Capital, Retained Earnings, and Revaluation Surplus, illustrating how transactions like share issuances, profit retention, and asset revaluation impact the equity of a company.

Statement of changes in equity

Information to be presented in the statement of changes in equity 106 An entity shall present a statement of changes in equity as required by paragraph 10. The statement of changes in equity includes the following information:
(a) total comprehensive income for the period, showing separately the total amounts attributable to owners of the parent and to non-controlling interests;

(b) for each component of equity, the effects of retrospective application or retrospective restatement recognised in accordance with IAS 8; and

(c) [deleted]

(d) for each component of equity, a reconciliation between the carrying amount at the beginning and the end of the period, separately disclosing changes resulting from:

(i) profit or loss;

(ii) other comprehensive income; and

(iii) transactions with owners in their capacity as owners, showing separately contributions by and distributions to owners and changes in ownership interests in subsidiaries that do not result in a loss of control.

Information to be presented in the statement of changes in equity or in the notes

For each component of equity an entity shall present, either in the statement of changes in equity or in the notes, an analysis of other comprehensive income by item (see paragraph 106(d)(ii)).

107 An entity shall present, either in the statement of changes in equity or in the notes, the amount of dividends recognised as distributions to owners during the period, and the related amount of dividends per share.

108 In paragraph 106, the components of equity include, for example, each class of contributed equity, the accumulated balance of each class of other comprehensive income and retained earnings. 

109 Changes in an entity’s equity between the beginning and the end of the reporting period reflect the increase or decrease in its net assets during the period. Except for changes resulting from transactions with owners in their capacity as owners (such as equity contributions, reacquisitions of the entity’s own equity instruments and dividends) and transaction costs directly related to such transactions, the overall change in equity during a period represents the total amount of income and expense, including gains and losses, generated by the entity’s activities during that period.
110 IAS 8 requires retrospective adjustments to effect changes in accounting policies, to the extent practicable, except when the transition provisions in another IFRS require otherwise. IAS 8 also requires restatements to correct
errors to be made retrospectively, to the extent practicable. Retrospective adjustments and retrospective restatements are not changes in equity but they are adjustments to the opening balance of retained earnings, except when an IFRS requires retrospective adjustment of another component of equity.

Paragraph 106(b) requires disclosure in the statement of changes in equity of the total adjustment to each component of equity resulting from changes in accounting policies and, separately, from corrections of errors. These
adjustments are disclosed for each prior period and the beginning of the period.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

    Liên hệ với chúng tôi




    You cannot copy content of this page.

    Please contact with Manabox for more support.