Bài viết hướng dẫn cách khai thuế TNCN với nhà quản lý không sang Việt Nam nhưng đảm nhận các chức vụ quản lý công ty Việt Nam.
Nội dung bài viết
Thực trạng
Trong quá trình hỗ trợ thanh tra thuế TNCN, chúng tôi nhận thấy nhiều trường hợp doanh nghiệp bị truy thu thuế đối với nhà quản lý là nhân sự người nước ngoài (Nhật Bản…) đảm nhận chức vụ công việc ở Việt Nam nhưng không hưởng lương do công ty Việt Nam trực tiếp chi trả.
Dù không trực tiếp trả thu nhập, nhiều trường hợp cơ quan thuế vẫn tiến hành thu thuế của tổ chức Việt Nam căn cứ theo quy định tại Luật Quản lý thuế quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế. Ví dụ
Rủi ro do xác định thiếu thuế
Theo điều 1, thông tư 111/2013/TT-BTC, phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
“Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập…”
Như vậy, với các nhân không cư trú quản lý công ty Việt Nam, gồm cả trường hợp cá nhân không sang Việt Nam, chỉ điều hành Online… thì vẫn có nghĩa vụ khai và nộp thuế TNCN theo pháp luật Việt Nam với phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam
Trích công văn 1908/CT-TTHT
Hàng tháng công ty Tec Vina có trả cho công ty Crubs ( ở nước ngoài) khoản dịch vụ quản lý, đào tạo vận hành, bảo trì và xử lý máy móc thiết bị bằng hình thức trực tuyến, chuyên gia của công ty Crubs không trực tiếp sang công ty Tec Vina để thực hiện dịch vụ thì khoản tiền lương tiền công chuyên gia nhận được phải kê khai nộp thuế TNCN. Công ty Tec Vina đã trở thành cơ sở thường trú của Công ty Crubs nên phải có trách nhiệm khấu trừ 20% trên toàn bộ thu nhập phát sinh do làm việc tại Việt Nam của chuyên gia
Ví dụ, trích công văn 13703/CT-TTHT
Căn cứ quy định trên, trường hợp Ông Danilov Nikolay là cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập từ tiền công phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng giữa Công ty và cá nhân: khoản thu nhập cá nhân nhận được do Công ty chi trả từ việc thực hiện dịch vụ tư vấn từ xa qua điện thoại, email (cá nhân thực hiện tại Nga) không đáp ứng đủ 3 điều kiện thể theo quy định tại Điều 15 Hiệp định giữa Việt Nam và Nga về việc tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế liên quan đến thuế thu nhập thì phải nộp thuế TNCN với mức thuế suất 20% theo hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC .
Xác định nguồn thu nhập phát sinh ở Việt Nam
Việc xác định thế nào là thu nhập phát sinh ở Việt Nam thường được quy về là
- Thu nhập có được do các công việc thực hiện ở Việt Nam và
- Các khoản lợi ích không bằng tiền do bên Việt Nam trả thay (Tiền vé máy bay, khách sạn, ăn ở, đi lại…)
Ví dụ các văn bản hướng dẫn dưới đây
Công thức phân bổ thu nhập Cách xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau: a) Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam. b) Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động. Ví dụ: Ông T là người Nhật Bản (ông thuộc đối tượng không cư trú tại Việt Nam), từ ngày 01/01/20X6 ông được Công ty X tại Nhật Bản cử sang Việt Nam để làm việc bán thời gian tại Văn phòng đại diện của Công ty X, tiền lương do Công ty X tại Nhật Bản thanh toán trực tiếp với mức lương hàng tháng là 10.000 USD (120.000 USD/năm). Trường hợp 1: Cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam Giả sử, thời gian làm việc thực tế là 105 ngày, tổng số ngày làm việc trong năm 20X6 là 260 ngày Thuế TNCN phải nộp: 48.462 USD x 20% = 9.692 USD
Trường hợp 2: Cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam Giả sử, tổng số thời gian ông có mặt tại Việt Nam là 150 ngày Thuế TNCN phải nộp: 49.315 USD x 20% = 9.863 USD
|
Xác định thuế suất
Với cá nhân không cư trú, thuế suất 20% được áp dụng nhân với thu nhập chịu thuế theo khoản 1 Điều 18 quy định:
“Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (x) với thuế suất 20%”.
Cách kê khai thuế
Các chuyên gia nước ngoài có trách nhiệm:
- Đăng ký MST TNCN theo đối tượng tại Khoản 2k, Điều 4, thông tư 105/2020/TT-BTC
- Kê khai, nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công mà chuyên gia nhận được do nhà thầu nước ngoài chi trả ở nước ngoài tương ứng với thời gian thực hiện phần công việc cho Công ty ở Việt Nam theo Điểm a2, Khoản 8, Điều 11, NĐ 126/2020/NĐ-CP.
- Việc xác định thu nhập phát sinh tại Việt Nam theo Điều 18, thông tư 111/2013/TT-BTC.
- Cá nhân kê khai thuế TNCN theo mẫu 02/KK-TNCN, thông tư 80/2021/TT-BTC
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Việt Anh gia nhập Manabox từ năm 2017 và hiện đang làm Giám đốc vận hành tại Manabox Việt Nam. Với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả.