Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong điều kiện kinh doanh thông thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán hàng này.
Nội dung bài viết
Ví dụ
Giá trị thuần có thể thực hiện là số tiền thuần mà một đơn vị kỳ vọng có thể hiện thực được từ việc bán hàng tồn kho trong điều kiện kinh doanh thông thường. Giá trị hợp lý phản ánh mức giá mà một giao dịch tự nguyện có tổ chức bán hàng tồn kho tương tự trên thị trường chính (hoặc thị trường có lợi nhất) mà ở đó hàng tồn kho này được thực hiện giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá trị cụ thể do đơn vị xác định trong khi giá trị hợp lý không do đơn vị xác định. Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho có thể không bằng giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán.
Công ty XYZ bán sản phẩm là Ghế gỗ thủ công.
-
Số lượng tồn kho: 100 chiếc
Dữ liệu Tài chính:
-
Giá bán ước tính mỗi đơn vị: $120
-
Chi phí hoàn thành ước tính mỗi đơn vị: $10
-
Chi phí bán hàng ước tính mỗi đơn vị: $5
Tính toán:
-
Tổng Giá Bán Ước Tính: 100 đơn vị × $120/đơn vị = $12,000
-
Tổng Chi Phí Hoàn Thành Ước Tính: 100 đơn vị × $10/đơn vị = $1,000
-
Tổng Chi Phí Bán Hàng Ước Tính: 100 đơn vị × $5/đơn vị = $500
-
Giá Trị Thu Hồi Ròng (NRV): Tổng Giá Bán Ước Tính – Tổng Chi Phí Hoàn Thành Ước Tính – Tổng Chi Phí Bán Hàng: $12,000 – $1,000 – $500 = $10,500
So sánh VAS và IFRS: Chuẩn mực kế toán về Hàng tồn kho (IAS 02 và VAS 02)
IAS 02 Hàng tồn kho – Giá trị thuần có thể thực hiện
Giá trị thuần có thể thực hiện
28 Chi phí của hàng tồn kho có thể không thu hồi được nếu những hàng tồn kho này bị hư hỏng, nếu bị lỗi thời toàn bộ hoặc một phần, hoặc nếu giá bán của chúng đã và hiện giảm xuống. Chi phí của hàng tồn kho cũng có thể không thu hồi được nếu chi phí ước tính để hoàn thiện hoặc chi phí ước tính để bán hàng đã và hiện tăng lên. Việc ghi giảm chi phí hàng tồn kho xuống dưới mức giá trị thuần có thể thực hiện nhằm phù hợp với quan điểm tài sản không được phản ánh lớn hơn số tiền ước tính có thể thu hồi được từ việc bán hay sử dụng tài sản đó.
29 Hàng tồn kho thường được ghi giảm đến mức giá trị thuần có thể thực hiện cho từng loại mặt hàng cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cũng có thể phù hợp cho từng nhóm tương tự hoặc liên quan đến nhau. Ví dụ như các loại mặt hàng hàng tồn kho được sản xuất trên cùng một dây chuyền sản xuất có cùng mục đích và sử dụng cuối, và được sản xuất và tiếp thị trong cùng một khu vực địa lý cụ thể, và thực tế không thể đánh giá một cách riêng biệt với mặt hàng khác trong cùng dây chuyền sản xuất đó.
Việc ghi giảm hàng tồn kho trên cơ sở phân loại món hàng tồn kho, chẳng hạn như thành phẩm, hoặc toàn bộ hàng tồn kho cho từng bộ phận điều hành cụ thể là không phù hợp.
30 Ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được căn cứ trên bằng chứng tin cậy nhất hiện có tại thời điểm ước tính được thực hiện, của số tiền hàng tồn kho ước tính thu hồi. Việc ước tính này cần xem xét đến các yếu tố sự biến động của giá bán hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán cho đến khi các sự kiện này khẳng định các điều kiện hiện có vào cuối kỳ đó.
31 Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện cũng xem xét mục đích nắm giữ hàng tồn kho. Ví dụ, việc xác định giá trị thuần có thể thực hiện của số lượng hàng tồn kho được nắm giữ để đáp ứng việc cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa theo giá hợp đồng. Nếu hợp đồng bán hàng ít hơn số lượng tồn kho nắm giữ thì giá trị thuần có thể thực hiện của phần vượt này được căn cứ dựa trên giá bán chung. Các khoản dự phòng có thể phát sinh từ các hợp đồng bán hàng vượt quá số lượng hàng tồn kho đang nắm giữ hoặc từ các hợp đồng mua đã ký. Các khoản dự phòng này được thực hiện theo quy định trong Chuẩn mực IAS 37 “Dự phòng, Nợ Tiềm tàng và Tài sản Tiềm tàng”.
32 Các nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nắm giữ để sử dụng trong sản xuất của hàng tồn kho không được ghi giảm thấp hơn chi phí nếu thành phẩm do chúng góp phần cấu thành nên dự kiến sẽ được bán với giá bằng hoặc cao hơn chi phí. Tuy nhiên, khi sự giảm giá của nguyên vật liệu chỉ ra rằng chi phí này của các thành phẩm đó cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện, thì các nguyên vật liệu này sẽ được ghi giảm xuống bằng giá trị thuần có thể thực hiện. Trong trường hợp này, chi phí thay thế của các nguyên vật liệu này có thể được xem là cách xác định tốt nhất của giá trị thuần có thể thực hiện.
33 Trong từng kỳ tiếp theo, giá trị thuần có thể thực hiện sẽ được đánh giá lại. Trong trường hợp các điều kiện trước đây gây ra sự giảm giá trị của hàng tồn kho không còn tồn tại hoặc khi có bằng chứng rõ ràng của việc giá trị thuần có thể thực hiện tăng lên do tình hình kinh tế thay đổi, số tiền gốc ban đầu trước đây đã bị ghi giảm sẽ được hoàn nhập (ví dụ khoản hoàn nhập tối đa bằng với số tiền đã bị ghi giảm) để đảm bảo số tiền còn lại sẽ là thấp hơn chi phí và giá trị thuần có thể thực hiện điều chỉnh. Một ví dụ, khi một mặt hàng của hàng tồn kho đang được ghi nhận ở giá trị thuần có thể thực hiện, bởi vì giá bán của nó đã và hiện giảm và loại hàng tồn kho này vẫn đang được nắm giữ bởi đơn vị cho tới kỳ kế toán sau và tại kỳ kế toán sau thì giá bán tăng.
Example
IAS 02 Inventories – Net realisable value
The cost of inventories may not be recoverable if those inventories are damaged, if they have become wholly or partially obsolete, or if their selling prices have declined. The cost of inventories may also not be recoverable if the estimated costs of completion or the estimated costs to be incurred to make the sale have increased. The practice of writing inventories down below cost to net realisable value is consistent with the view that assets should not be carried in excess of amounts expected to be realised from their sale or use.
29 Inventories are usually written down to net realisable value item by item. In some circumstances, however, it may be appropriate to group similar or related items. This may be the case with items of inventory relating to the same product line that have similar purposes or end uses, are produced and marketed in the same geographical area, and cannot be practicably evaluated separately from other items in that product line. It is not appropriate to write inventories down on the basis of a classification of inventory, for example, finished goods, or all the inventories in a particular operating segment.
30 Estimates of net realisable value are based on the most reliable evidence available at the time the estimates are made, of the amount the inventories are expected to realise. These estimates take into consideration fluctuations of price or cost directly relating to events occurring after the end of the period to the extent that such events confirm conditions existing at the end of the period.
31 Estimates of net realisable value also take into consideration the purpose for which the inventory is held. For example, the net realisable value of the quantity of inventory held to satisfy firm sales or service contracts is based on the contract price. If the sales contracts are for less than the inventory quantities held, the net realisable value of the excess is based on general selling prices. Provisions may arise from firm sales contracts in excess of inventory quantities held or from firm purchase contracts. Such provisions are dealt with under IAS 37 Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets.
32 Materials and other supplies held for use in the production of inventories are not written down below cost if the finished products in which they will be incorporated are expected to be sold at or above cost. However, when a decline in the price of materials indicates that the cost of the finished products exceeds net realisable value, the materials are written down to net realisable value. In such circumstances, the replacement cost of the materials may be the best available measure of their net realisable value.
33 A new assessment is made of net realisable value in each subsequent period. When the circumstances that previously caused inventories to be written down below cost no longer exist or when there is clear evidence of an increase in net realisable value because of changed economic circumstances, the amount of the write-down is reversed (ie the reversal is limited to the amount of the original write-down) so that the new carrying amount is the lower of the cost and the revised net realisable value. This occurs, for example, when an item of inventory that is carried at net realisable value, because its selling price has declined, is still on hand in a subsequent period and its selling price has increased.
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Việt Anh gia nhập Manabox từ năm 2017 và hiện đang làm Giám đốc vận hành tại Manabox Việt Nam. Với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả.