Chương trình kiểm toán HỒ SƠ KIỂM TOÁN TỔNG HỢP được tham khảo từ tài liệu do Hội kiểm toán Viên hành nghề Việt Nam VACPA chia sẻ.
Nội dung bài viết
A KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
Xem bài viết sau đây
B TỔNG HỢP, KẾT LUẬN VÀ LẬP BÁO CÁO
Xem bài viết sau đây
C THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT VÀ THỦ TỤC CHUNG
Xem bài viết sau đây
Chương trình kiểm toán THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT VÀ THỦ TỤC CHUNG
D KIỂM TRA CƠ BẢN TÀI SẢN
Xem bài viết sau đây
E KIỂM TRA CƠ BẢN NỢ PHẢI TRẢ
Xem bài viết sau đây
F KIỂM TRA CƠ BẢN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Xem bài viết sau đây
G KIỂM TRA CƠ BẢN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Xem bài viết sau đây
H KIỂM TRA CÁC NỘI DUNG KHÁC
Xem bài viết sau đây
Trên đây là HỒ SƠ KIỂM TOÁN TỔNG HỢP.
CTKTM – BCTC gồm 8 phần:
Phần A – Kế hoạch kiểm toán
Phần B – Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo
Phần C – Thử nghiệm kiểm soát và các thủ tục kiểm toán chung
Phần D – Kiểm tra cơ bản tài sản
Phần E – Kiểm tra cơ bản nợ phải trả
Phần F – Kiểm tra cơ bản vốn chủ sở hữu và các khoản mục ngoài Bảng CĐKT
Phần G – Kiểm tra cơ bản Báo cáo KQHĐKD
Phần H – Kiểm tra các nội dung khác
Từ phần D đến phần H được phân chia thành các phần hành kiểm toán cho từng khoản mục trên BCTC và các nội dung khác liên quan đến BCTC. Ngoài các mẫu giấy làm việc phục vụ cho công việc kiểm toán cụ thể, trong từng phần hành kiểm toán đều có tờ chương trình kiểm toán cho phần hành đó.
Kết cấu chương trình kiểm toán cho từng khoản mục thể hiện mối liên kết giữa kết quả đánh giá rủi ro (Các giấy làm việc phần A800 thuộc giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán) và các thủ tục kiểm toán cụ thể để xử lý rủi ro. Đồng thời, chương trình kiểm toán từng khoản mục có sử dụng các câu hỏi để hỗ trợ KTV trong việc lựa chọn, thiết kế các thử nghiệm cơ bản phù hợp với đặc điểm đơn vị được kiểm toán.
Trong từng phần hành kiểm toán, một số biểu mẫu có tên trong chỉ mục hồ sơ nhưng chưa có mẫu sẵn trong CTKTM, DNKiT và KTV sẽ tự thiết kế và bổ sung vào hồ sơ, tài liệu kiểm toán.
Trách nhiệm của KTV hành nghề và trách nhiệm soát xét cuộc kiểm toán BCTC
Trong CTKTM – BCTC hướng dẫn người thực hiện và người soát xét từng công việc và từng mẫu biểu, tuy nhiên các hướng dẫn này chỉ là gợi ý theo kinh nghiệm của các DNKiT tại Việt Nam. DNKiT cần chủ động xây dựng các quy định về người thực hiện, người soát xét trong cuộc kiểm toán BCTC đảm bảo phù hợp với đặc điểm của DNKiT và yêu cầu của từng hợp đồng kiểm toán, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và các CMKiT có liên quan. DNKiT có thể quy định nội dung này trong Quy chế KSCL của DN mình hoặc trong tài liệu phù hợp khác.
Dưới đây là một số nội dung cần lưu ý về các quy định liên quan đến trách nhiệm của KTV hành nghề và trách nhiệm soát xét trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán trong các CMKiT Việt Nam.
- Trách nhiệm của KTV hành nghề
- Đoạn 40, CMKiT số 700 quy định: “BCKiT phải có 2 chữ ký, gồm chữ ký của KTV hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký của Thành viên BGĐ là người đại diện theo pháp luật phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán. Dưới mỗi chữ ký nói trên phải ghi rõ họ và tên, số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán (Giấy CN ĐKHN kiểm toán). Trên chữ ký của Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải đóng dấu của DNKiT (hoặc chi nhánh DNKiT) phát hành BCKiT (xem hướng dẫn tại đoạn A37 Chuẩn mực này).
- Đoạn A37, CMKiT số 700 hướng dẫn: “BCKiT phải có 2 chữ ký của 2 KTV hành nghề, dưới mỗi chữ ký phải ghi rõ họ và tên, số đăng ký hành nghề kiểm toán. Chữ ký thứ nhất trên BCKiT là của KTV hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký thứ hai là của người đại diện theo pháp luật của DNKiT hoặc người được uỷ quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật được ký BCKiT phải là Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán.
KTV hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm ký tên trên BCKiT là người có vai trò quan trọng ngay sau Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chỉ đạo, thực hiện, giám sát, soát xét công việc của nhóm kiểm toán. DNKiT quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của KTV hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán.
Trên chữ ký của người đại diện theo pháp luật của DNKiT hoặc người được uỷ quyền phải đóng dấu của DNKiT (hoặc chi nhánh) chịu trách nhiệm phát hành BCKiT. Giữa các trang của BCKiT và BCTC đã được kiểm toán phải đóng dấu giáp lai bằng dấu của DNKiT (hoặc chi nhánh).”
- VSQC1, đoạn 12(c) quy định: “Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thay mặt BGĐ DNKiT chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ, ký báo cáo và chịu trách nhiệm tổng thể đối với báo cáo đã phát hành.”
- Trách nhiệm soát xét trong cuộc kiểm toán
- VSQC1 quy định:
- Đoạn 32 quy định: “DNKiT phải xây dựng các chính sách và thủ tục để có sự đảm bảo hợp lý rằng các hợp đồng dịch vụ được thực hiện theo các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan và DNKiT phát hành báo cáo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Các chính sách và thủ tục đó phải bao gồm:
- Các vấn đề liên quan đến việc tăng cường tính nhất quán trong chất lượng thực hiện hợp đồng dịch vụ (xem hướng dẫn tại đoạn A32 – A33 Chuẩn mực này);
- Trách nhiệm giám sát (xem hướng dẫn tại đoạn A34 Chuẩn mực này);
- Trách nhiệm soát xét (xem hướng dẫn tại đoạn A35 Chuẩn mực này).”
- Đoạn 33 quy định: “Các chính sách và thủ tục về trách nhiệm soát xét của DNKiT phải được xác định dựa trên nguyên tắc các thành viên trong nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ có nhiều kinh nghiệm hơn thực hiện soát xét công việc của các thành viên ít kinh nghiệm hơn trong nhóm”.
- CMKiT số 220 – KSCL hoạt động kiểm toán BCTC, quy định và hướng dẫn việc soát xét của Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán:
- Đoạn 16 quy định: “Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải chịu trách nhiệm đảm bảo việc soát xét được thực hiện phù hợp với các chính sách và thủ tục soát xét của DNKiT”;
- Đoạn A18 hướng dẫn: “Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán cần thực hiện soát xét kịp thời từng giai đoạn của cuộc kiểm toán để giải quyết kịp thời và thỏa đáng các vấn đề trọng yếu phát sinh ngay trong quá trình kiểm toán cũng như tại ngày hoặc trước ngày lập BCKiT. Các nội dung cần soát xét gồm:
- Các vấn đề quan trọng đòi hỏi phải xét đoán, đặc biệt là các vấn đề phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi được phát hiện trong cuộc kiểm toán;
- Các rủi ro đáng kể;
- Các vấn đề khác mà Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán xác định là quan trọng.
Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán không cần soát xét tất cả CTKiT, trừ khi thấy cần thiết. Tuy nhiên, theo quy định tại đoạn 09(c) CMKiT số 230, Thành viên BGĐ phải ghi lại rõ phạm vi và thời gian thực hiện soát xét.”
Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091
Email: pham.thi.thu.huyen@manaboxvn.jp.
_______________
Công ty TNHH Manabox Việt Nam
Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam
Youtube: https://www.youtube.com/@congtytnhhmanaboxvietnam6227
Tiktok: https://www.tiktok.com/@manabox.ketoanthue
Gia nhập Manabox từ 2017 và hiện đang đảm nhận vai trò làm Giám đốc vận hành, với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả cả về phương diện tình huống thực tiễn và cả góc độ quy định pháp lý.